1. Bạn phải “thả hồn” vào món ăn
Nghe thì có vẻ rất ghê, “thả hồn” nhưng đơn giản chỉ là bạn cần phải để tâm vào món ăn của mình, nếu được thêm sự đam mê nữa thì còn gì tuyệt bằng.
Còn nếu bạn vừa nấu vừa ngon ngóng xem phim, ngong ngóng đi chơi hay là hôm nào bạn có chuyện buồn thất thần đầu óc ở trên mây, thì bạn sẽ biết liền thôi à.
Nghe thì có vẻ rất ghê, “thả hồn” nhưng đơn giản chỉ là bạn cần phải để tâm vào món ăn của mình, nếu được thêm sự đam mê nữa thì còn gì tuyệt bằng. |
Tất nhiên, để tâm không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải vất vả tỉ mẩn lụi cụi ở trong bếp và lúc nào cũng phải phức tạp hoá món ăn.
Trong nấu ăn, có những bước không được bỏ qua nhưng bạn hoàn toàn có thể đơn giản hoá và thiết lập cho mình một hệ thống để việc bếp núc của mình nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Và nếu có một ngày, bạn chợt thấy mình không còn hứng thú nấu ăn, thì hãy để cho mình được nghỉ ngơi. Hãy nhờ ai đó nấu, đi ăn hàng hoặc gọi món về ăn bạn nhé!
2. Hãy đi ăn ngon
Đây là một nguyên tắc rất tự nhiên trong việc học, là cách mà não của chúng ta hoạt động – dữ liệu đầu vào quyết định chất lượng đầu ra.
Ví như chuyện bạn học tiếng Anh, bạn nghe nhiều nguồn hay và chuẩn thì tới một lúc bạn sẽ nói hay.
Ví như trẻ con học nói, nếu con tiếp xúc nhiều với người giúp việc hơn là với bố mẹ, thì con sẽ sử dụng ngôn từ và giọng điệu của người giúp việc.
Việc nấu ăn cũng vậy. Nếu từ nhỏ tới giờ bạn luôn được ăn ngon, hay đi các nhà hàng để thưởng thức món ăn, hay đi du lịch ẩm thực thì bạn sẽ nhanh chóng nấu ăn ngon hơn là những bạn chỉ biết ăn cơm với rau luộc, thịt rang và đậu rán trường kỳ.
Không những bạn sẽ có sẵn nhiều kiến thức hơn, nhiều ý tưởng hơn mà bạn cũng sẽ định hướng tốt và có khẩu vị phong phú và tinh tế hơn.
Yếu tố này rất quan trong trong việc nấu ăn ngon, cho riêng cá nhân bạn cũng như để phục vụ người khác.
Giống như là khi vốn từ vựng tiếng Anh của bạn càng lớn, thì bạn diễn đạt sẽ càng trôi chảy và dễ dàng hơn vậy.
3. Nấu ăn thường xuyên
Luyên tập là cách mà chúng ta học đi, học nói, học lái xe … và học nấu ăn.
Luyên tập là cách mà chúng ta học đi, học nói, học lái xe … và học nấu ăn. |
Đây là yếu tố tiên quyết để bạn nấu được nhiều món ngon cũng như là học các món ăn mới nhanh và nhàn hạ hơn.
Nấu ăn thường xuyên cho bạn kinh nghiệm và kỹ năng, thứ mà chỉ trở thành của ta khi ta “trả giá” bằng thời gian và công sức luyện tập.
Đó là khi bạn biến kinh nghiệm của người khác thành của mình, là khi bạn kiến tạo nên những kinh nghiệm và kỹ năng mới – những thứ bạn chưa từng được đọc, được nghe, được thấy chợt “nảy” ra trong đầu bạn vào một ngày đẹp trời nào đó.
Đó là cách mà chúng ta học và sáng tạo.
4. Chọn nguyên liệu ngon và hãy dùng rau gia vị
Chọn nguyên liệu ngon
Nếu luôn có được nguyên liệu ngon thì còn gì bằng. Tuy nhiên vì hoặc là ta thiếu thời gian, hoặc là kém về kinh tế nên ta chỉ có thể cố gắng trong khả năng của mình cân đối sao cho phù hợp. Đôi khi ta chọn ăn ít hơn nhưng chất hơn.
Thay vì ăn 2 quả trứng gà công nghiệp là 6000 đồng ta có thể ăn 1 quả trứng gà ta 5000 đồng không?
Thay vì ăn cả 1 con gà công nghiệp, ta có thể ăn một nửa con gà ta không?
Rồi ta tăng lượng rau lên, giảm lượng thịt đi.
Dùng rau gia vị
Rau thơm – rau gia vị là một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt, nhưng dường như vai trò của chúng ngày càng bị xem nhẹ. Tôi đã thấy điều đó ở ít nhất 3 người lớn tuổi mà tôi ở cùng, một là bà nội tôi, hai là mẹ bạn tôi, ba là mẹ chồng tôi.
Và phải thú nhận là ngay cả bản thân tôi, cũng không còn nhất nhất đòi hỏi rằng nấu canh ngao mà thiếu rau răm là không được, món này phải có hành, món kia phải có rau mùi tàu.
Nhưng ta không thể phủ nhận rằng, khi có rau thơm thì món ăn sẽ ngon hơn hẳn, ít nhất là 20-30%.
Rau thơm không những để tăng hương vị cho món ăn mà còn bổ sung nhiều vi chất và là những vị thuốc chữa bệnh. Trong nhiều món của người Việt ta, rau thơm và các loại gia vị kết hợp với thực phẩm là bài thuốc cân bằng âm dương, nếu thiếu đi thì món ăn nhẽ ra bổ lại thành ra hại: ví như chả rươi mà thiếu vỏ quýt hay trứng vịt lộn mà thiếu rau răm chẳng hạn.
5. Làm nóng các dụng cụ nấu ăn
– Đun nóng nước.
– Bật lò nướng: Đừng mất kiên nhẫn, hoặc nếu không bạn rất có thể sẽ rất mất thời gian với bữa ăn của mình. Nên bật lò nướng khoảng 15 phút để nhiệt độ từ 176 ° C để thực phẩm đưa vào nhanh chín và chín đều, vàng giòn hơn.
– Đun nóng chảo trước khi thêm dầu: Làm nóng chảo kim loại để xóa đi các vết trầy xước nhỏ bằng dầu giúp mặt chảo trơn bóng, không bết dính. Ngoài ra, nếu bạn thêm dầu vào chảo đã nóng, thực phẩm sẽ trở nên nóng hơn nhanh hơn, nhanh chín và các chất dinh dưỡng được giữ lại, không bị phá vỡ, không hấp thụ nhiều dầu.
Tự làm bún cá nóng hổi “vừa thổi vừa ăn” căng tròn bữa sáng
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Bún cá tự nấu vừa ngon, nóng hổi, thơm nức lại vừa đảm bảo vệ sinh mà không hề khó làm. |