2015-11-21 00:43:09
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"lam-me":"l\u00e0m m\u1eb9","lan-da-cua-phu-nu-mang-thai":"l\u00e0n da c\u1ee7a ph\u1ee5 n\u1eef mang thai","mang-thai":"mang thai","nhung-bien-doi-ngoai-da-o-phu-nu-mang-thai":"Nh\u1eefng bi\u1ebfn \u0111\u1ed5i ngo\u00e0i da \u1edf ph\u1ee5 n\u1eef mang thai","phu-nu-mang-thai":"ph\u1ee5 n\u1eef mang thai"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzExLzIxL21hbmctdGhhaS1waHVudXRvZGF5dm5fMTQ0ODA0MTM4OS0xNjE0MDRuaHVuZy1iaWVuLWRvaS1uZ29haS1kYS1vLXBodS1udS1tYW5nLXRoYWkuanBn.webp

Những biến đổi ngoài da ở phụ nữ mang thai

Bên cạnh tăng cân, khó ngủ, đau lưng, các mẹ bầu còn phải đối mặt với những biến đổi ngoài da như mẩn ngứa, rạn da, giãn tĩnh mạch.

Vùng da thay đổi, xuất hiện nhiều vết rạn, bị nổi mụn, phát ban, tấy đỏ hay da nổi mạch máu là những hiện tượng thường gặp về da khi mang thai. Nguyên nhân phần lớn là do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Ngoài ra hệ miễn dịch của mẹ bầu cũng được cho là liên quan đến các vấn đề như vậy.

Những biến đổi ngoài da này thường xuất hiện vào khoảng hết giai đoạn thai kỳ thứ hai đến giai đoạn thai kỳ thứ ba và kết thúc sau khi em bé chào đời. Duy chỉ có những vết rạn da hoặc các đốm đen sẽ mãi mãi không bao giờ mờ đi.

Khi mang thai, mẹ bầu có thể tìm hiểu và tự áp dụng các phương pháp phòng ngừa rạn da tại nhà như thoa dầu dừa, dầu oliu, gel lô hội, bio oil. Một số hãng mỹ phẩm uy tín cũng có dòng sản phẩm kem chống rạn dành cho bà bầu. Sau đây là một số thay đổi về da khi mang thai thường gặp nhất.

Suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch khi mang thai là hiện tượng phổ biến, xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến tất cả tĩnh mạch trong cơ thể bạn, nhiều nhất ở âm hộ, trực tràng và chân. Nguyên nhân là do khi mang thai, cơ thể mẹ bầu tăng khối lượng máu, máu bị giảm tốc độ từ vùng chậu và chân về tim. Một nguyên nhân khác là do sự gia tăng Progesterone làm giãn nở và sưng các tĩnh mạch làm máu tĩnh mạch đưa về tim khó khăn. Chính điều này làm tĩnh mạch yếu đi và suy.


me
Giãn tĩnh mạch khi mang thai là hiện tượng phổ biến, xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. 

Giãn tĩnh mạch thường nặng hơn trong thời kỳ thứ ba hay 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong giai đoạn này, các tĩnh mạch bị sưng giãn và sậm màu, các tĩnh mạch mạng nhện bị vỡ tổn thương sẽ xuất hiện trên chân, một số trường hợp có thể rất nghiêm trọng. Khi bạn mang thai đôi hay nhiều con thì nguy cơ giãn tĩnh mạch nhiều hơn. Do đó, giãn tĩnh mạch có thể được phát hiện trong những tháng cuối rõ hơn những tháng đầu.

Một số triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch ở bà mẹ mang thai như nổi gân xanh, da vùng chân thay đổi màu sắc, da bị ngứa, chàm.

Để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ mang thai tránh đứng trong nhiều giờ kéo dài, không ngồi với hai chân bắt chéo, duy trì cân nặng phù hợp và năng tập thể dục cho máu lưu thông tốt hơn.

Spider Nevi (mạch máu li ti kết tỏa thành hình nhện như hoa thị trên da)

Spider Nevi hay gọi nôm na là mạch máu li ti kết tỏa thành hình nhện như hoa thị trên da hay gặp nhiều ở các phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây ra là do ảnh hưởng của nội tiết lên các mạch máu trong cơ thể. Những mạch máu dưới da này có màu đỏ, tập trung nhiều ở điểm trung tâm, sau đó kéo dài và giãn tỏa ra như hình mạng nhện. Hiện tượng về da này trông khá khó coi và xấu xí, tuy nhiên nó sẽ biến mất sau khi em bé chào đời.

Da ngứa phát ban

Một số phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như phát ban màu đỏ, ngứa rát, nổi các mảng mề đay sần như tổ ong trên bụng. Hiện tượng này thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc có thể sớm hơn. Nguyên nhân của tình trạng ngứa này vẫn chưa được tìm ra.

Các nốt phát ban khiến mẹ bầu ngứa ran khó chịu. Chúng bắt đầu từ vùng bụng và xung quanh vùng da bị rạn (nếu có). Ngoài ra nó có thể lan rộng đến đùi, mông, lưng, hiếm gặp nhất ở tay và chân. Cổ, mặt, bàn tay, bàn chân thường không bị.  Điều may mắn là tình trạng ngứa này sẽ biến mất trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh và không hề ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.

Tuy nhiên mẹ bầu chú ý không nên gãi quá nhiều và mạnh, sẽ gây trầy xước da và có thể bị động thai.

Những vết rạn da

me
Đây có lẽ là vấn đề nhiều mẹ bầu phàn nàn và ám ảnh nhất khi mang thai.

Đây có lẽ là vấn đề nhiều mẹ bầu phàn nàn và ám ảnh nhất khi mang thai. Khi mang thai trọng lượng cơ thể của mẹ bầu tăng nhanh, độ đàn hồi của da chưa kịp thích nghi nên vùng da bị co kéo, xuất hiện những vết rạn da. Để phòng ngừa rạn da mẹ nên kiểm soát cân nặng trong thai kỳ, không tăng cân quá nhiều. Ngoài ra, ăn uống đủ chất, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da như hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước, thoa kem chống rạn cũng là một số biện pháp phòng ngừa rạn da hiệu quả.

Những thứ mẹ cần chuẩn bị trước khi đi đẻ
Những thứ mẹ cần chuẩn bị trước khi đi đẻ
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mẹ cần chuẩn bị tâm lý và những đồ dùng cần thiết trước khi sinh con khoảng 1 tháng để không bị động khi tới ngày chuyển dạ.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...