2015-12-31 16:01:21
{"nong-tren-mang":"N\u00f3ng Tr\u00ean M\u1ea1ng"}
{"hien-tuong-thien-van":"hi\u1ec7n t\u01b0\u1ee3ng thi\u00ean v\u0103n","nam-2016":"n\u0103m 2016","quan-sat":"quan s\u00e1t","viet-nam":"Vi\u1ec7t Nam"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzEyLzMxL2JpYV8xNDUxNTUyNDgxLTA5MTQxMDE2LWhpZW4tdHVvbmctdGhpZW4tdmFuLWNvLXRoZS1xdWFuLXNhdC10YWktdmlldC1uYW0tbmFtLTIwMTYuanBn.webp

16 hiện tượng thiên văn có thể quan sát tại Việt Nam năm 2016

Sau đây là tổng hợp các hiện tượng thiên văn có thể quan sát tại Việt Nam trong năm 2016 tới đây.

1. Mưa sao băng Quadrantids ( rạng sáng 4/1)

Mô tả ảnh.
Trận mưa sao băng “mở màn” cho những hiện tượng thiên văn thú vị của năm 2016

Đây là trận mưa sao băng trung bình có nguồn gốc từ các mảnh vụn của sao chổi 2003 EH1. Trận mưa này sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng 4/1 sắp tới, với mật độ 40 sao mỗi giờ.

2. Sao Thủy tới điểm xa nhất về phía Tây so với Mặt Trời (rạng sáng 7/2)

Vào rạng sáng ngày 7/2, sao Thủy sẽ nằm ở điểm cao nhất trên bầu trời phía Đông trước lúc Mặt Trời mọc. Bạn có thể quan sát được hiện tượng này với một chiếc kính thiên văn nhỏ.

3. Sao Mộc tới vị trí trực đối (8/3)


Đây là thời điểm hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời này nằm ở vị trí đối diện Mặt trời thông qua Trái đất, đây là cơ hội lý tưởng nhất để quan sát hành tinh này.

4. Nhật thực một phần (9/3)

Mô tả ảnh.
Hiện tượng nhật thực một phần xảy ra vào tháng 3 có thể quan sát tại Việt Nam

Trên thực tế, đây là hiện tượng nhật thực toàn phần, nhưng tại Việt Nam thì chỉ quan sát được một phần. Hiện tượng này có tỉ lệ che khuất ở miền Nam và miền Trung nhiều hơn miền Bắc.

5. Nguyệt thực nửa tối (đêm 23/3)

Tại Việt Nam, bạn có thể quan sát bằng mắt thường hiện tượng nguyệt thực nửa tối: Mặt Trăng không đi hoàn toàn vào bóng nửa tối của Trái Đất và chỉ có một phần khá lớn của nó chuyển sang màu đỏ nhạt, một phần còn lại vẫn sáng.

6. Sao Thủy ở điểm xa nhất về phía Đông so với Mặt Trời (chiều tối 14/8)

Ngược lại với sự kiện thứ 2 bên trên, sao Thủy di chuyển về phía Đông và ở vị trí cao nhất trên bầu trời phía Tây ngay sau khi Mặt Trời lặn.

7. Mưa sao băng Lyrids (22 -23/4)

Đây là mưa sao băng nhỏ có nguồn gốc từ các mảnh vụn của sao chổi C/1861 G1 Thatcher. Vào thời gian cực điểm nó có thể đạt khoảng 20 sao băng mỗi giờ.

8. Mưa sao băng Eta Aquarids (rạng sáng 7/5)

Mô tả ảnh.
Trận mưa sao băng Eta Aquarids sẽ diễn ra vào rạng sáng 7/5/2016

Đây là mưa sao băng cỡ trên trung bình với cực điểm khoảng 30 – 60 sao băng mỗi giờ. Trung tâm của trận mưa này nằm ở chòm sao Aquarius.

9. Sao Thủy lướt qua Mặt Trời (9/5)

Đây là hiện tượng thiên văn thú vị và rất hiếm gặp. Nếu bỏ lỡ lần này, bạn chỉ có thể quan sát lại nó vào năm 2019 và 2039. Sao Thủy sẽ lướt qua đĩa sáng của Mặt Trời và với các dụng cụ cho phép để quan sát Mặt Trời bạn có thể thấy bóng đen của nó đi ngang qua che khuất một phần nhỏ ánh sáng Mặt Trời. Hiện tượng này chỉ có thể quan sát được ở miền Bắc Việt Nam.

10. Sao Thổ tới vị trí trực đối (3/6)

Với những ai yêu thích thiên văn thì đây là dịp lý tưởng để quan sát hành tinh này.

11. Mưa sao băng Perseids (rạng sáng 13/8)

Đây là một trong những mưa sao băng lớn nhất hàng năm với mật độ lên tới trên 60 sao băng mỗi giờ và thường có nhiều sao băng dài và sáng.

12. Sao Kim và Sao Mộc giao hội (27/8)

Hai điểm sáng nhất bầu trời (sau Mặt Trời và Mặt Trăng) sẽ gặp nhau và gần như hợp lại làm một khi bạn quan sát vào buổi tối này.

13. Nguyệt thực nửa tối (đêm 16/9)

Mô tả ảnh.
Hiện tượng nguyệt thực nửa tối vào đêm 16/9

Bạn hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường hiện tượng này, khi một phần lớn của Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất và chuyển sang màu đỏ nhạt. Ở Việt Nam có thể quan sát toàn bộ hiện tượng này.

14. Mưa sao băng Orionids (đêm 21, rạng sáng 22/10)

Cơn mưa sao băng này có kích cỡ trung bình với mật độ khoảng trên dưới 20 sao băng mỗi giờ. Nếu thời tiết cho phép, bạn có thể quan sát hiện tượng này khi nhìn về phía sao Orion.

15. Mưa sao băng Leonids (17 – 18/11)

Đây là cơn mưa sao băng cỡ trung bình với khoảng 15 – 20 sao mỗi giờ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Mặt trang có thể gây cản trở cho bạn khi quan sát hiện tượng này.

16. Mưa sao băng Geminids (13 – 14/12)

Mô tả ảnh.
Đât là trận sao băng lớn nhất năm có thể quan sát được tại Việt Nam

Trận mưa sao băng lớn nhất trong năm với cực điểm có thể lên tới 120 sao băng mỗi giờ. Ánh sáng của Mặt trăng cũng sẽ làm việc quan sát trở nên khó khăn, tuy nhiên, nếu bầu trời quang đãng, ít mây thì bạn hoàn toàn có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường.

Câu hỏi gây tranh cãi gay gắt: Chó mặc quần như thế nào?
Câu hỏi gây tranh cãi gay gắt: Chó mặc quần như thế nào?
(Khám phá) – (Phunutoday) – Mới đây, cư dân mạng lại lao vào một cuộc tranh cãi gay gắt không kém gì vụ chiếc váy xanh – đen, vàng – trắng.
Chuột khổng lồ tắm suối nước nóng gây sốt cộng đồng mạng
Chuột khổng lồ tắm suối nước nóng gây sốt cộng đồng mạng
(Khám phá) – (Phunutoday) – Cư dân mạng Trung Quốc đang “phát sốt” vì độ đáng yêu của những chú chuột khổng lồ khi được quản lý vườn thú Nhật Bản cho đi tắm suối nước nóng.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...