2015-11-08 10:14:19
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"lam-me":"l\u00e0m m\u1eb9","nhung-dau-hieu-nguy-hiem-khi-be-bi-sot":"Nh\u1eefng d\u1ea5u hi\u1ec7u nguy hi\u1ec3m khi b\u00e9 b\u1ecb s\u1ed1t","nuoi-con":"nu\u00f4i con"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZGF0YWltYWdlcy8yMDE2MDEvMTIvb3JpZ2luYWwvY2FjLWRhdS1oaWV1LW5ndXktaGllbS1raGktdHJlLWJpLXNvdC0xLmpwZw.webp

Những dấu hiệu nguy hiểm khi bé bị sốt

Sốt là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đa phần các trường hợp sốt đơn giản phụ huynh có thể tự chữa trị ở nhà, song nếu khi bé sốt mà xuất hiện kèm những dấu hiệu dưới đây

Cách chăm sóc tại nhà khi bé bị sốt

Khi thấy trẻ mặt má đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt mất vẻ tinh nhanh, trẻ quấy khóc hay mệt mỏi, ngủ nhiều. Dùng bàn tay sờ trán, bàn tay, chân tay trẻ thấy nóng hoặc lấy má người lớn áp lên trán của trẻ thấy nóng hơn là trẻ bị sốt. Cách phát hiện chính xác nhất là dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ.

Khi trẻ sốt nhiệt độ từ 37,5oC – 38,5oC thì chưa cần dùng thuốc hạ sốt mà chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa, tiếp tục theo dõi nhiệt độ của trẻ.

Khi trẻ sốt trên 38,5oC cần cởi bớt quần áo, cho mặc quần áo lót mỏng, mềm, thoáng, rộng, giảm nhiệt độ trong phòng, mở cửa, bật quạt nhẹ (tránh gió lùa), cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất dạng gói hay sirô… vì đây là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiệu quả hạ sốt nhanh.

Cần cho trẻ uống đúng liều lượng/cân nặng theo chỉ định. Đối với trẻ không uống được, có thể dùng dạng viên đặt hậu môn, tuy nhiên nếu trẻ đang bị tiêu chảy thì không nên dùng viên đặt.

Cần cho trẻ uống nhiều nước khi bị sốt thông thường


Cần cho trẻ uống nhiều nước khi bị sốt thông thường

Trẻ có hệ thần kinh rất nhạy cảm nên nếu bị sốt cao 39 – 40oC liên tục mà không được xử trí kịp thời có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu ôxy não. Do đó, phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ đồng thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế để phòng ngừa trẻ sốt cao xảy ra co giật.

Không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ mặc dù trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run mà phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh. Đó là biện pháp tốt nhất và an toàn nhất để phòng chống và cắt cơn co giật cho trẻ.

Song song với dùng thuốc, cha mẹ cần phải áp dụng một số biện pháp hạ sốt cơ bản tại đây.

Tuyệt đối không được chữa mẹo như nặn chanh vào miệng và mắt trẻ. Không nên dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ. Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.

Những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sốt

Nếu trẻ sốt cao thông thường, cha mẹ có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu trên thì hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Đối với trẻ sơ sinh nếu sốt cao hơn 38 độ C thì cần phải đưa tới gặp bác sĩ.

Đối với trẻ sơ sinh nếu sốt cao hơn 38 độ C thì cần phải đưa tới gặp bác sĩ.

– Bé 3-6 tháng tuổi, sốt 38,3ºC hoặc cao hơn.

– Bé trên 6 tháng tuổi, sốt đến 39ºC.

– Bé ở các độ tuổi khác sốt từ 39,5 – 40 độ C.

– Bé kém bú, tỏ ra thiếu năng lượng, tím tái và quấy khóc liên tục

Bé quấy khóc liên tục cũng là dấu hiệu cho thấy bé cần được khám và điều trị bởi bác sĩ.

Bé quấy khóc liên tục cũng là dấu hiệu cho thấy bé cần được khám và điều trị bởi bác sĩ.

– Bé bị ho, tiêu chảy, nôn(trớ)

– Bé nổi những nốt đỏ, nhỏ trên da; những nốt này không chuyển sang màu trắng khi bạn ấn ngón tay vào chúng. Hoặc bé xuất hiện những nốt sưng tấy trên người.

– Bé khó thở (thở ngắn hoặc thở nhanh hơn bình thường); thậm chí, bạn còn nhìn thấy cánh mũi của bé phập phồng theo từng nhịp thở. Tình trạng này có thể cảnh báo nguy cơ viêm phổi ở bé.

Nếu trên da bé nổi ban hoặc sưng tấy khi sốt thì cần phải được khám bác sĩ ngay.

Nếu trên da bé nổi ban hoặc sưng tấy khi sốt thì cần phải được khám bác sĩ ngay.

– Nếu bé không có triệu chứng đặc biệt mà vẫn liên tục sốt cao sau khi đã uống thuốc hạ sốt thì có thể bé đã bị nhiễm virus hoặc mắc các bệnh như viêm màng não, nhiễm trùng máu … và bạn cần phải đưa bé đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

Dấu hiệu “tưởng lạ mà không đáng lo” ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu “tưởng lạ mà không đáng lo” ở trẻ sơ sinh
(Làm Mẹ) – Nhiều dấu hiệu của bé khiến mẹ “khóc thét” vì lo lắng nhưng thực ra chúng không ảnh hưởng gì cho sức khỏe của bé cả.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...