Chắc chắn một số mẹ bầu đã ở trong trạng thái lâng lâng vì vui mừng cho đến khi họ “xì hơi” liên tục tại phòng làm việc hoặc ngáy ầm ĩ trong đêm. Có rất nhiều điều khó chịu đến với cơ thể của bạn khi mang thai mà có thể bạn chưa bao giờ nghe thấy do người đi trước “giấu biệt đi” hoặc vì họ thấy đó không phải một vấn đề quá lớn về sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể tìm thấy những triệu chứng đó trong bài báo này.
1. “Cái gì vừa chảy ra ?!”
Một dịch lỏng màu trắng hoặc màu vàng nhạt có thể xuất hiện liên tục trong suốt thời kỳ mang thai, khiến bạn luôn phải xuất hiện nhu cầu được thay đồ lót mới. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tăng lên của hormone và lưu lượng máu trong âm đạo. Nhưng nếu dịch có mùi hôi, gây ngứa, dày hoặc màu vàng xanh thì bạn cần lưu ý đến khả năng bị nhiễm trùng.
Cách đối phó: Đơn giản nhất là sử dụng băng vệ sinh hàng ngày và khăn lau cá nhân để làm sạch. Không thụt rửa hoặc sử dụng chất khử mùi âm đạo.
2. “Tôi … xì hơi”
Vài mẹ bầu sẽ thấy bụng mình bị chướng lên và đôi khi có cảm giác đau khó chịu, sau đó là việc… xì hơi nhiều hơn bình thường, tệ hại hơn là vào những lúc bạn không hề muốn. Điều này xảy ra là do sự tuần hoàn của progesterone làm cho ruột hoạt động chậm hơn.
Cách đối phó: Về lý thuyết, điều trị táo bón sẽ giảm thiểu khí và tình trạng đầy hơi. Vì vậy, hãy bổ sung các rau xanh như súp lơ, bắp cải, khoai lang, chuối vào thực đơn hàng ngày của bạn.
Vài mẹ bầu sẽ thấy bụng mình bị chướng lên và đôi khi có cảm giác đau khó chịu, sau đó là việc… xì hơi nhiều hơn bình thường, tệ hại hơn là vào những lúc bạn không hề muốn. |
3. “Tôi sổ mũi liên tục, nhưng tôi không bị bệnh”
Bạn thấy mình giống như bị cảm lạnh kinh niên và tiếng hỉ mũi của bạn khiến người đứng cách xa hàng chục mét cũng có thể nghe thấy. Nguyên nhân là do sự tăng lên của hormone và lưu lượng máu đã khiến màng nhầy ở mũi bị sưng, khô và chảy máu.
Cách đối phó: Sử dụng nước muối nhỏ mũi và uống nhiều nước. Nếu bạn bị chảy máu cam đừng nghiêng đầu ra sau. Hãy giữ đầu thẳng và bịt kín lỗ mũi trong khoảng 5 phút cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu chảy máu kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ.
4. “Chồng tôi bảo tôi ngáy như… bò vào ban đêm”
Bạn có biết âm thanh ông nội 85 tuổi của bạn tạo ra vào ban đêm không? Bạn hãy tăng gấp đôi âm lượng đó để biết tiếng ngáy của bạn to như thế nào. Đây cũng do lớp màng nhầy bị sưng gây ra tắc nghẽn ở mũi khiến miệng bạn phải mở ra để thở lúc ngủ.
Cách đối phó: Rửa mũi bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ. Nằm ngủ ở tư thế nghiêng và kê một chiếc gối lớn phía sau lưng để bạn không lăn mình trong lúc ngủ. Bạn cũng có thể chạy máy hút ẩm hoặc kê thêm một chiếc gối dưới lưng để giúp giảm việc ngáy.
5. “Tôi đang chảy nước dãi như một đứa bé”
Một số phụ nữ khi mang thai có lượng nước bọt dư thừa đến cả lít mỗi ngày khiến họ lúc nào cũng có thể… nhể dãi giống như một đứa trẻ khi mọc răng.
Cách đối phó: Cách giải quyết duy nhất của trường hợp này là nhổ bớt nước bọt ra. Nhưng bạn cũng có thể thử hạn chế tinh bột trong chế độ ăn uống và uống thêm nước chanh.
6. “Tôi bị chảy máu khi đánh răng!”
Chảy máu nướu rất phổ biến trong thai kỳ do sự thay đổi nội tiết tố, bạn thậm chí có thể nhận thấy các nốt nhỏ trên nướu của bạn, nhưng chúng vô hại và sẽ biến mất sau khi sinh.
Cách đối phó: Đánh răng hai lần một ngày, nhưng chuyển sang một bàn chải mềm hơn và chải nhẹ nhàng hơn. Nướu trong quá trình mang thai dễ thu hút các mảng bám nhiều hơn, vì vậy hãy lên lịch hẹn nha khoa thường xuyên để làm sạch và kiểm tra răng.
7. “Tôi bị rỉ nước tiểu khi cười”
Bạn cười, bạn hắt hơi – và nước tiểu bị rỉ ra. Điều này khá dễ hiểu với nhu cầu nước uống tăng lên khi mang thai và một em bé 3kg trong tử cung đang đè lên bàng quang của bạn.
Cách đối phó: Dùng băng vệ sinh mỏng và đi tiểu thường xuyên hơn. Bạn càng nhịn tiểu thì khả năng bị rỉ càng cao. Cuối cùng, hãy thử bài tập Kegels dành cho nữ giới để giúp cải thiện cơ bắp.
8. “Ôi, hông của tôi!”
Bạn thức dậy một cách khó khăn vào ban đêm hoặc đau khi đi bộ? Đây là một tác dụng phụ thường gặp trong tam cá nguyệt thứ ba. Đau hông là do relaxin – một hormone chuẩn bị cho cơ thể bạn sinh em bé. Hormone này làm mềm các khớp và mở rộng hông của bạn, giúp bé ra đời dễ dàng hơn.
Cách đối phó: Cơn đau hông sẽ không mất đi cho đến khi bé ra đời. Vì vậy làm cho mình thoải mái nhất có thể cho đến khi đó. Đi ngủ với gối kẹp giữa hai chân của bạn, và tránh bắt chéo chân của bạn. Yoga, bơi lội, các động tác kéo người cũng có thể giúp bạn dẻo dai hơn. Bạn cũng có thể tự thưởng cho mình vài giờ massage cho mẹ bầu mỗi tuần.
9. “Đôi giày của tôi không còn vừa nữa!”
Bạn sẽ phải chia tay tủ giày của mình trong một thời gian dài. Do việc giữ nước trong thai kì, đôi chân bạn giờ đây không còn vừa vặn với các đôi giày cao gót nhỏ nhắn và bạn cảm thấy thoải mái hơn trong những chiếc giày thể thao. Rất buồn vì vài người không quay trở lại được kích cỡ chân ban đầu ngay cả sau khi sinh.
Cách đối phó: Thoải mái là quan trọng nhất, vì vậy đừng có gắng ních chân vào các đôi giày cũ. Hãy mua các đôi rộng hơn hoặc thử những đôi giày slip-on.
10. “Giọng nói của ai đây?”
Những thay đổi trong estrogen và progesterone trong thai kỳ có thể gây sưng ở dây thanh âm khiến giọng nói của bạn khàn hơn thông thường. Bạn cũng có thể nhận thấy những thay đổi trong giọng hát và quãng âm của mình.
Cách đối phó: Đợi em bé ra đời và giọng nói của bạn sẽ trở lại bình thường sau vài tháng. Nếu bạn là một ca sĩ hay nghề nghiệp thường xuyên sử dụng đến giọng nói, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm sự giúp đỡ.
11. “Núm vú của tôi to như một cái đĩa”
Quầng vú bắt đầu phát triển to ra, sẫm màu hơn. Trong khi đó, các nốt nhỏ như da gà mọc lên quanh núm vú và có thể tiết ra chất lỏng.
Đây là một ví dụ nữa của việc tăng sắc tố da, vài người tin rằng núm vú sẫm màu có thể giúp trẻ sơ sinh dễ dàng tìm thấy vú của mẹ. Trong khi các nốt mẩn nhỏ có tác dụng giúp làn da căng ra quanh núm vú được bôi trơn.
Cách đối phó: Không được để ngực trần khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc này có thể làm cho tăng sắc tố vĩnh viễn. Quầng đen quanh núm vú cũng sẽ co nhỏ lại dần sau khi bạn sinh em bé.
12. “Các đốm đen xuất hiện nhiều trên da của tôi!”
Rất nhiều người thấy trên cơ thể xuất hiện các đốm đen và vết rạn trên mặt, bụng, cánh tay, ngực, cổ, nách và bẹn. Đó là cơ thể bạn đang sản xuất thêm melanin và sự tăng lên của lượng máu sản xuất ra.
Cách đối phó: Các đốm và đường rạn sẽ mờ dần sau sinh mặc dù nó có thể không biến mất hoàn toàn. Bạn nên bôi kem chống nắng và các loại kem chống rạn để giảm tối thiểu vấn đề.
13. “Trái tim tôi đang chạy marathon!”
Việc tăng khối lượng máu trong 3 tháng đầu của thai kì khiến nhịp tim của bạn có thể tăng thêm 10 – 15 nhịp mỗi phút. Đây là một triệu chứng mang thai phổ biến nên bạn không cần phải quá lo lắng.
Cách đối phó: Nếu bạn lo lắng, hãy trao đổi với bác sĩ của mình. Đặc biệt là nếu bạn bị ngất, đầu óc quay cuồng, khó thở hoặc đau ngực.
Mẹo dân gian cực hiệu nghiệm chữa đau dạ con sau sinh
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Cơn đau do co dạ con sau sinh thậm chí còn… kinh khủng hơn cả đau đẻ đấy, vậy nên mẹ nhớ học vài “bí kíp” dưới đây kẻo đau đến chảy nước mắt! |