1. Trào ngược axit
Phản ứng trào ngược axit là căn bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến, là hiện tượng thức ăn bị đưa lên thực quản sau khi ăn gây ợ chua, ợ hơi.
Bệnh trào ngược axit nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến những bệnh về dạ dày, thực quản, thậm chí là ung thư dạ dày, thực quản.
Theo các chuyên gia, ăn tối muộn (đặc biệt là ăn các thực phẩm khó tiêu) và đi ngủ ngay sau đó sẽ là nguyên nhân rất dễ gây ra phản ứng trào ngược axit.
Bởi vì dạ dày phải mất vài tiếng mới tiêu thụ được thức ăn, lúc này dịch vị trào ra khỏi dạ dày vẫn còn đầy rồi rò rỉ vào thực quản, gây ra bệnh trào ngược axit, bác sĩ Jamie Koufman cho biết.
Trao đổi với tờ The New York Times vào năm 2014, bác sĩ Koufman nói: “Các loài thuốc chúng tôi đang sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày không phải lúc nào cũng hiệu quả. Và ngay cả khi các bệnh nhân uống thuốc đều đặn, chúng cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Tôi đã giúp bệnh nhân hồi phục bằng cách thay đổi lối sống. Tôi nói với bệnh nhân rằng anh ta phải ăn tối trước 7 giờ và không được ăn gì sau đó kêt cả làm việc. Trong vòng 6 tuần, bệnh trào ngược dạ dày của anh ấy đã biến mất”.
2. Béo phì
Theo thống kê, 90% nguyên nhân gây ra béo phì là do ăn tối muộn, ăn quá nhiều trong khi đó, hoạt động vào ban đêm lại rất ít. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sự trao đổi chất của cơ thể có xu hướng chậm lại vào cuối ngày, cho nên ăn tối muộn và nhiều sẽ khiến thực phẩm khó tiêu hóa kịp.
Đồng thời, các chất dinh dưỡng sẽ không thể tạo ra năng lượng mà chuyển hóa thành các chất béo không lành mạnh. Qua thời gian, các chất béo sẽ tích tụ lại, gây ra thừa cân, béo phì.
3. Đau dạ dày
Ăn uống bất thường và ăn tối muộn trong một thời gian dài cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân là do vào buổi đêm, dạ dày thường chỉ thư giãn, giúp các bộ phận khác trong việc bài tiết.
Việc ăn tối muộn sẽ khiến dạ dày bị quá tải. Nếu duy trì thói quen này trong một thời gian dài sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét.
4. Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Nếu ăn tối quá nhiều với các thực phẩm khó tiêu, hơn nữa là ăn muộn sẽ gây ra tình trạng ợ nóng, trào ngược axit, từ đó khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ngoài ra, hai nhà tâm lý học người Canada là Tore Nielsen and Russell Powell cho biết, ăn tối muộn còn khiến con người có những giấc mơ kỳ lạ. Nhận định này được 2 nhà nghiên cứu rút ra sau khi yêu cầu gần 400 sinh viên đại học điền vào bảng khảo sát về chế độ ăn uống, giấc ngủ và những giấc mơ.
Nielsen và Powell cho biết, điều này là có thể do ăn vặt vào đêm khuya sẽ khiến đường tiêu hóa khó chịụ,từ đó, con người cũng cảm thấy khó ngủ hơn và dễ nằm mơ.
5. Tăng nguy cơ đau tim
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Dokuz Eylül, Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh giá hơn 700 người lớn bị huyết áp cao để tìm hiểu xem thời gian ăn uống khác nhau có tạo nên sự khác biệt tới sức khỏe của họ hay không. Kêt quả nghiên cứu cho thấy, ăn tối muộn gây ảnh hưởng nhiều nhất đến huyết áp.
Cụ thể, những người ăn tối trước khi đi ngủ chưa được 2 tiếng có nguy cơ bị huyết áp cao là 24,2%. Những người ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng có nguy cơ mắc bệnh là 14,2%. Trong khi đó, huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch.
6. Ảnh hưởng đến trí nhớ
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học California cho thấy, ăn vào những giờ bất thường chẳng hạn như ăn tối muộn, có khả năng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức.
Trong khoảng thời gian 2 tuần, các nhà nghiên cứu cho 2 nhóm chuột ăn, một nhóm ăn vào tối muốn và nhóm còn lại ăn tối như bình thường. Sau đó, các nhà nghiên cứu cho những con chuột phân biệt những vật thể mới trong chuồng của chúng.
Kết quả, khả năng phân biệt những vật thể mới của những con chuột được cho ăn vào tối muộn kém hơn so với những con chuột được cho ăn tối bình thường.
7. Cảm thấy đói hơn vào ngày hôm sau
Ăn tối khuya có thể khiến bạn cảm thấy đói hơn so với bình thường vào ngày hôm sau, do hàm lượng insulin tuyến tụy tiết ra sau bữa ăn. Kết quả, thêm nhiều glucose được sản sinh, dẫn tới việc kích hoạt hormone có tên “ghrelin”, một hormone chịu trách nhiệm tạo ra cảm giác đói.
Thông thường, Ghrelin sẽ sử dụng những cơn nhịn ăn diễn ra một cách tự nhiên từ khoảng 8 giờ tối tới 8 giờ sáng để tự điều chỉnh, đảm bảo bạn chỉ cảm thấy đói vào buoir sáng. Tuy nhiên, nếu bạn ăn tối muộn, chu trình trên vẫn sẽ tiếp diễn và bạn sẽ cảm thấy đói hơn thường lệ, từ đó có khả năng dẫn đến tăng cân.
Thời gian hợp lý để ăn tối
– Thời gian hợp lý nhất để ăn tối là từ 18h đến 20h, hoặc 2-3 tiếng trước khi đi ngủ (nhưng phải trước 23h).
– Không nên ăn quá nhiều vào buổi tối.
– Hạn chế ăn thức ăn nhiều chất béo, có hàm lượng calo cao. Nếu bạn muốn làm việc vào ban đêm, bạn có thể ăn một số thực phẩm giàu protein như trứng, đậu phụ, cá,… để đáp ứng các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.
– Nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như súp, sữa đậu nành, mì,…