Vỏ bí đao, cà tím và dưa chuột giàu chất xơ và các nguyên tố vi lượng, khoáng chất có lợi cho cơ thể.

1. Vỏ bí đao

Vỏ bí đao chứa nhiều vitamin, hỗ trợ giải độc, tăng miễn dịch.
Vỏ bí đao chứa nhiều vitamin, hỗ trợ giải độc, tăng miễn dịch.

Bí đao có kết cấu mềm và vị nhạt, rất thích hợp làm salad, món xào hay luộc. Trong khi hầu hết chúng ta bỏ vỏ bí khi nấu ăn, trên thực tế vỏ bí đao rất giàu chất xơ và chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, sắt, mangan… Những nguyên tố này đều là chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, vỏ bầu, bí còn chứa nhiều loại vitamin, có thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa và đại tiện.

Làm thế nào để ăn vỏ bầu, bí đao?

Bạn có thể rửa sạch vỏ bí đao, gọt bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, cắt thành miếng hoặc dải nhỏ đều nhau. Có thể thêm chút muối, nước tương, giấm balsamic (giấm lên men từ nho), hạt tiêu, tỏi và các nguyên liệu khác rồi đảo đều, không chỉ làm tăng mùi vị mà còn làm vỏ bí ngon hơn.

Đồng thời, bạn cũng có thể cho vỏ bí, bầu vào nước nóng nấu chín, sau đó thêm chút gia vị để nấu canh bí đao. Món này không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, thanh nhiệt giải độc.

2. Vỏ cà tím

Vỏ cà tìm giàu vitamin C, cellulose, hỗ trợ táo bón, chức năng gan mật.
Vỏ cà tím giàu vitamin C, cellulose, hỗ trợ táo bón, chức năng gan mật.

Vỏ cà tím rất giàu các loại chất dinh dưỡng, đặc biệt giàu vitamin C, caroten và các chất dinh dưỡng khác, có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, có thể ngăn ngừa lão hóa tế bào hiệu quả, phòng tránh các loại bệnh tật.

Ngoài ra, vỏ cà tím cũng giàu cellulose và thành phần vị đắng, có tác dụng phòng táo bón, cải thiện chức năng gan và túi mật rất tốt.

Làm thế nào để ăn vỏ cà tím?

Sau khi cà tím được thái lát, có thể dùng dao cắt cả vỏ và thịt thành từng miếng nhỏ, khi nấu có thể xào với các món ăn khác. Cho thêm xì dầu, tỏi băm, gừng băm và các loại gia vị khác để khiến món ăn thơm ngon hơn.

Nếu không muốn ăn vị đắng của vỏ cà tím, bạn cũng có thể ngâm cà tím đã thái lát trong nước muối 20 phút, nước muối sẽ giảm bớt vị đắng và khiến nó mềm hơn.

3. Vỏ dưa chuột

Vỏ dưa chuột chưa nhiều vitamin C và khoáng chất, có thể trộn làm nộm hoặc xào để ăn.
Vỏ dưa chuột chưa nhiều vitamin C và khoáng chất, có thể trộn làm nộm hoặc xào để ăn.

Dưa chuột là loại rau rất phổ biến trong cuộc sống, thường được lựa chọn để bổ sung vì giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt là vỏ dưa chuột chứa rất nhiều vitamin C và khoáng chất – những nguyên tố có thể nuôi dưỡng làn da và làm đẹp da.

Vị đắng của dưa chuột và rễ dưa chuột có thể tăng sức đề kháng của cơ thể và giảm hàm lượng cholesterol lipoprotein (LDL) mật độ thấp.

Làm thế nào để ăn vỏ dưa chuột?

Bạn có thể gọt vỏ dưa chuột thành dải dài, thêm giấm, muối, tỏi băm, ớt và các loại gia vị khác vào với lượng thích hợp rồi đảo đều, hoặc chấm với nước xốt mè, bơ đậu phộng và các loại nước xốt khác theo sở thích để thưởng thức. Ngoài ra, vỏ dưa chuột cũng có thể được xào với các loại rau khác để khóa các chất dinh dưỡng trong vỏ dưa chuột.

Kết luận

Khi ăn rau, nên hạn chế lãng phí những phần bổ dưỡng mà vỏ các loại rau củ mang lại. Bạn nên tận dụng hiểu biết khi ăn rau sẽ khiến cơ thể nhận được nhiều dinh dưỡng và trở nên khỏe mạnh hơn. Tất nhiên, thể chất và thói quen ăn uống của mỗi người là khác nhau, vì vậy không nên ăn quá nhiều vỏ của các loại củ quả. Nếu cảm thấy không khỏe, nên ngừng ăn lập tức.

Theo Hướng Dương (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link