2018-10-15 11:28:22
{"an-khon-song-khoe":"\u0102n kh\u00f4n s\u1ed1ng kho\u1ebb"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzEwLzE1LzItMTEyNy5qcGc.webp

Những hành vi ăn uống sai lầm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nhưng rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đang mắc phải.

Hiện nay, có một số trẻ vị thành niên và trẻ thành niên ở các thành phố muốn giữ vóc dáng, sợ thừa cân/béo phì ảnh hưởng đến thẩm mỹ thường ăn ít hoặc bỏ bữa, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển về thể lực và trí tuệ.

Nhiều bạn trẻ, hàng ngày đã thay một bữa cơm bằng một bữa (rau + chất đạm) hoặc ngày vẫn ăn ba bữa nhưng ăn ít tinh bột, nhiều đạm và rau xanh. Với cách ăn như vậy, không đảm bảo nhu cầu hàng ngày cho sự phát triển, bữa ăn mất cân đối, mất hợp lý dẫn tới trẻ bị suy dinh dưỡng trường diễn, ảnh hưởng đến thế hệ sau này khi trưởng thành làm người bố mẹ tương lai.

Khẩu phần ăn của người Việt hiện nay đã được cải thiện về chất lượng, nhưng còn mất cân đối về các chất dinh dưỡng. Người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm, do đó làm cho tính cân đối của khẩu phần không được đảm bảo. 

2

 

Về nhu cầu năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55 – 67% ( tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20 – 25% và phần còn lại 13 – 20% là từ chất đạm. 

Cuộc tổng điều tra các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế tiến hành năm 2015 cho thấy 57,2% người trưởng thành không ăn đủ rau, quả và lượng muối trong khẩu phần ăn vào trung bình cao gấp 2 lần mức khuyến nghị là 5g muối/người/ngày. 

Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý là một yếu tố nguy cơ quan trọng hàng đầu dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của phần lớn các bệnh mạn tính không lây này. 


Số liệu các cuộc tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc trong giai đoạn 1989 – 2010 của Viện Dinh dưỡng cho thấy mức tiêu thụ rau và trái cây trung bình là khoảng 250g/người/ngày (đạt 62,5% nhu cầu khuyến nghị). Điều tra năm 2015 cho thấy có 57,2% số người trưởng thành ăn ít rau quả.

Xã hội phát triển, con người luôn bận rộn, đặc biệt là giới trẻ ngày càng sử dụng nhiều các thực phẩm, món ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu, mỡ, đường, muối như các món ăn nhanh với khoai tây chiên, gà rán, pizza, sandwich… nước ngọt có ga và không có ga, các loại bánh kẹo, xúc xích, thịt xông khói, giò, chả, bim bim… 

Các thực phẩm này ẩn chứa nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe (như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn glucose máu, các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư…) nếu tiêu thụ thường xuyên.

1

Giới trẻ ngày càng sử dụng nhiều món ăn chế biến sẵn 

Nhu cầu ăn hàng ngày đối với mỗi người một khác nó tùy thuộc vào giới tính, tuổi và hoạt động thể lực. Việc bỏ bữa thường xuyên, khẩu phần ăn hàng ngày thiếu năng lượng, mất cân đối về các chất dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và hoàn thiện về cơ thể khi trưởng thành. 

Tuổi vị thành niên, người trưởng thành bị thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sau này khi làm bố mẹ, thế hệ sau của lứa tuổi trẻ hôm nay cũng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thiếu các vi chất dinh dưỡng.

Chế độ ăn không cân đối, không hợp lý là nguyên nhân gia tăng của các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa (mỡ máu cao, tăng glyxerit…), thừa và thiếu dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng (dạng thừa cân, thiếu cân)… 

Điều đó thể hiện qua số liệu của các cuộc điều tra như: điều tra toàn quốc ở người trưởng thành cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp tăng gần gấp 2 lần sau 13 năm từ 11,2% (1992) lên 20,7% (2005) và 25,6% vào năm 2009, tỷ lệ thừa cân-béo phì tăng gấp 2 sau 5 năm từ 3,5% (2000) lên 6,6% (2005), tỷ lệ đái tháo đường tăng gấp hơn 2 lần sau 10 năm từ 2,7% (2002) lên 5,7% (2012). 

Cuộc tổng điều tra các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế tiến hành năm 2015 cho thấy ở người trưởng thành từ 18 – 69 tuổi có tới 15,6% bị thừa cân, béo phì, trong đó ở thành thị là 21,3% và nông thôn là 12,6%; tỉ lệ tăng huyết áp là 18,9%; tỉ lệ tăng cholesterol máu là 30,2%. 

 Ăn ít rau, quả được cho là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số tử vong trên thế giới. Ăn ít rau, quả là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, và 11% số trường hợp đột quỵ.

Để cơ thể trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực và tầm vóc, trẻ cần ăn uống đầy đủ theo nhu cầu, ăn uống hợp lý và cân đối các chất dinh dưỡng. Không nên ăn mặn, uống nhiều rượu bia/nước giải khát có ga, hạn chế thức ăn nhanh. 

Đồng thời thực hiện lối sống lành mạnh: không hút thuốc lá, không nên lạm dụng rượu bia và nước giải khát có ga, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn. Nên ăn hợp lý và đa dạng các loại thực phẩm, ăn phối hợp thực phẩm nguồn gốc động vật và thực phẩm nguồn gốc thực vật trong từng món ăn và từng bữa ăn để có chế độ ăn hợp lý giàu dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe.

Cần ăn phối hợp thực phẩm nguồn gốc động vật và thực phẩm nguồn gốc thực vật trong từng món ăn và từng bữa ăn

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...