Những sai lầm khi luyện võ
1. Dục tốc bất đạt
Việc tập luyện không thể vội vàng. Đừng vội vàng đòi hỏi kết quả khi chỉ vừa mới bắt đầu.
Rất nhiều người hy vọng chỉ cần tập luyện ít mà có thể thu được hiệu quả trong thời gian ngắn. Điều này là không thể. Nếu bạn không tập luyện đều đặn mà “hôm được hôm không” thì mục đích của bạn mãi mãi sẽ chỉ nằm trên giấy mà thôi.
2. Bỏ qua phần khởi động
Bất cứ môn thể thao cũng cần luyện tập để cơ thể nóng và các cơ giãn ra. Nếu không khởi động trước khi tập, thì chẳng khác nào sự vận động đột ngột trong khi ô-xy và máu chưa kịp đi tới các bộ phận cơ bắp trên cơ thể. Điều này sẽ tăng thêm nguy cơ chấn thương cơ thể, hết sức nguy hiểm. Vì vậy trước khi tập luyện bạn dành 5 đến 10 phút để khởi động, làm cho cả cơ thể đều “nóng” lên.
3. Khởi động quá mạnh
Khi khởi động bạn không nên dùng các động tác mạnh, tránh tốn sức và tổn thương không đáng trong quá trình luyện tập. Những động tác khởi động như xoay người, xoay cổ tay, cổ chân,…
4. Không phục hồi sức sau tập luyện
Sau khi kết thúc tập luyện, không được ngừng lại đột ngột. Phục hồi sức sau tập luyện có thể giảm nguy cơ chấn thương cơ bắp. Quá trình phục hồi sức sau tập luyện đóng vai trò đào thải a-xit-lat-tic trong cơ thể. Vì vậy trước kết thúc tập luyện, bạn bỏ ra từ 5 đến 10 phút vận động nhẹ nhàng, để khiến nhịp tim trở lại bình thường. Đây là sai lầm thường mắc phải khi tập luyện võ thuật.
5. Bỏ qua phần bổ sung nước
Cơ bắp co lại rất cần nước, cho nên nếu bạn không uống đủ nước, thì sẽ dễ dẫn đến cơ thể co giật hoặc đau. Trước khi tập luyện, trong khi tập luyện và sau khi tập luyện đều cần bổ sung nước. Bạn không nên uống các loại nước ngọt mà nước trắng vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.
Bất cứ hoạt động thể thao nào cũng có những điều tối kị và võ thuật không là ngoại lệ. Biết những điều cần tránh khi luyện võ thuật sẽ giúp bạn đạt được kết quả tập luyện tốt nhất, một tinh thần tốt, một sức khỏe tốt cớ sao lại không có một cuộc sống tốt.