2022-10-21 10:59:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDIwLzA2LzA0LzEyLWJpLXF1eWV0LWRlLWNvLXBob2kta2hvZS1tYW5oLTEwNTkwOS5qcGc.webp

12 bí quyết để có phổi khỏe mạnh

Phổi là bộ phận đóng vai trò quan trọng để bảo đảm sức khỏe cho cơ thể. Các chuyên gia về phổi đã liệt kê một số điều nên và không nên làm để phổi luôn hoạt động tốt.

Kiểm soát bệnh mãn tính

shutterstock_687393298_reqk

Nhiễm trùng phổi thường phát triển như biến chứng từ các bệnh mãn tính khác. Những người bị suy tim sung huyết có chất lỏng tích tụ trong phổi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi do vi khuẩn. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của phổi. Kiểm soát các bệnh mãn tính sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

Không hút thuốc lá

Lời khuyên không hút thuốc để bảo vệ phổi đã trở nên quá quen thuộc. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư và nhiễm trùng phổi. Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá làm quá tải hệ thống tự thanh lọc của phổi. Acrolein, một thành phần phổ biến trong thuốc lá điện tử, cũng gây ra những tổn thương không thể hồi phục.

Tránh các tình huống gây lây nhiễm


Viêm phổi thường phát triển như một biến chứng của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là cúm. Che miệng khi ho và hắt hơi là điều nên làm để ngăn chặn sự lây lan của vi rút cúm và cả các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn. Những biện pháp khác cũng giúp giảm thiểu hiệu quả sự lây lan như rửa tay thường xuyên, ở nhà nếu bị bệnh hoặc tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Tiêm vắc xin

Tiêm phòng có thể ngăn ngừa bệnh cúm và các bệnh về phổi khác do vi khuẩn. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC (Mỹ) kêu gọi tất cả người trưởng thành nên tiêm chủng ngừa cúm hằng năm. CDC khuyến nghị hai loại vắc xin bảo vệ cơ thể chống lại một số vi khuẩn gây viêm phổi là Pneumovax (người từ 65 tuổi trở lên) và Prevnar 13 (người từ 19 – 64 tuổi).

Ăn trái cây và rau củ

Chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ giúp tim và hệ đường ruột khỏe mạnh, ngoài ra cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh phổi mãn tính. Trong một nghiên cứu tại Thụy Điển với đối tượng là những người đã và đang hút thuốc, kết quả cho thấy những người ăn nhiều trái cây và rau quả có nguy cơ mắc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) thấp hơn những người còn lại.

Tăng cường vận động

Hầu hết người trưởng thành nên tập luyện thể thao 150 phút mỗi tuần. Khi tập thể dục, phổi cũng hoạt động theo để cung cấp ô xy cho cơ thể và loại bỏ CO2. Tập thể dục thường xuyên làm cho quá trình trao đổi khí hiệu quả hơn, giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh về phổi.

Tập yoga

Một số nghiên cứu cho thấy những động tác yoga đơn giản cùng với sự tập trung hơi thở có thể làm tăng chức năng phổi. Một nghiên cứu năm 2017 đã chọn ngẫu nhiên 43 bệnh nhân mắc COPD từ trung bình đến nặng để thử nghiệm hai biện pháp can thiệp. Một nhóm đã tham gia 12 tuần tập yoga, trong khi nhóm khác chỉ được tư vấn về COPD. Khi các nhà nghiên cứu so sánh hiệu suất của hai nhóm trong bài kiểm tra đi bộ 6 phút, nhóm tập yoga cho thấy sự cải thiện đáng kể về khả năng chịu đựng khi tập thể dục.

Hít thở sâu

Thực hiện các bài tập thở sâu có thể cải thiện hiệu suất của phổi và giúp những người mắc bệnh hô hấp học cách thở tốt hơn. Phương pháp thở bằng môi là khi hít vào bằng mũi và thở ra từ từ qua môi như khi thổi tắt một ngọn nến. Với phương pháp thở bằng bụng, hãy để cơ thể nằm xuống, hít vào bằng mũi sau đó siết chặt cơ bụng và thở ra qua khi môi đang mím lại.

Tránh khói độc và chất ô nhiễm

Các chất ô nhiễm trong không khí ảnh hưởng đến cơ thể theo những cách khác nhau, nhưng chúng hầu như luôn có hại cho phổi. Các hạt bụi mịn nhỏ có thể bị kẹt trong hệ hô hấp và gây ra phản ứng viêm, trong khi nếu hít phải độc tố thì phổi có thể bị phá hủy mô. Một số nguồn khói độc và chất ô nhiễm nên tránh hoặc cẩn thận khi tiếp xúc là sơn, thuốc trừ sâu, khí gas, thuốc tẩy.

Bổ sung gia vị vào chế độ ăn

Một số nghiên cứu cho thấy chất curcumin, sắc tố màu vàng có trong tumeric và capsaicin tồn tại trong ớt, có thể ức chế sự phát triển của khối u ung thư phổi. Trong các nghiên cứu khác, chất curcumin đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm có thể có lợi cho những người mắc bệnh hen suyễn.

Giữ mọi thứ sạch sẽ

Bụi bẩn, lông thú cưng và nấm mốc có thể gây ra dị ứng và hen suyễn hoặc làm nặng thêm các triệu chứng hô hấp. Một số biện pháp nên được áp dụng để giảm tiếp xúc với chất gây kích ứng là giặt đồ dùng phòng ngủ trong nước nóng mỗi tuần một lần hoặc giữ vật nuôi tránh xa các đồ vật mà con người thường tiếp xúc. Vệ sinh màn, thảm, quạt thường xuyên cũng là việc nên làm.

Ăn các loại hạt

Ăn một số ít các loại hạt và đậu mỗi ngày như đậu phộng, có thể giảm một nửa nguy cơ tử vong do bệnh hô hấp, kết quả từ nghiên cứu phân tích năm 2016.

Các loại hạt rất giàu vitamin E, giúp làm giảm quá trình ô xy hóa tế bào và viêm trong cơ thể. Tuy vậy, những người bị dị ứng đậu phộng và hạt nên lựa chọn thực phẩm chống viêm khác, chẳng hạn như dầu ô liu và các loại cá béo.

Nguồn: https://afamily.vn/

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...