2019-01-17 07:15:59
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE5LzAxLzE3LzEtMDcxNC5qcGc.webp

6 thói quen khiến bạn trằn trọc cả đêm, mệt mỏi cả ngày và các giải pháp giúp bạn cải thiện.

Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ quyết định lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của bạn. Tiếc rằng hiện nay lại có quá nhiều người rơi vào tình trạng bị mất ngủ. Đây là 6 “thủ phạm” cần biết.

Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sức khỏe và năng lượng sống mỗi ngày của bạn. Có người sẽ đặt câu hỏi, tại sao sáng dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi khi ngủ 8 tiếng mỗi ngày? Điều này có thể liên quan đến thói quen ngủ của bạn.

Gần đây, các chuyên gia về giấc ngủ công bố một thông tin quan trọng trên tờ “Daily Mail” của Anh đã tiết lộ 6 thói quen không có lợi cho việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hãy xem bạn có đang mắc lỗi nào được liệt kê dưới đây không.

1

 

1. Bật sáng đèn khi ngủ

Chuyên gia về giấc ngủ Olivia Arezzolo dẫn kết quả nghiên cứu nói rằng, những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn không chỉ là việc vuốt điện thoại và máy tính bảng mà còn là ánh sáng đèn nếu bạn cứ bật đèn như vậy rồi đi ngủ.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng và Chuyển hóa cho thấy ánh sáng trong phòng ngủ (bao gồm đèn bàn và đèn trên cao) đã ức chế hormone melatonin gây mê trong 90 phút, dẫn đến thời gian ngủ ngắn hơn và giấc ngủ cũng sẽ ngắn hơn.


Giải pháp: Nếu bạn thực sự không thể tránh được việc ngủ dưới những ánh đèn này hoặc không quen với việc tắt đèn, bạn có thể đeo kính đen khi ngủ, hoặc sử dụng những loại bóng đèn có ánh sáng nhẹ hơn.

2

 

2. Tiếp tục ngủ sau khi tắt đồng hồ báo thức

Nhiều người đã và đang duy trì thói quen nhấn nút dừng sau khi nghe tiếng chuông báo thức vào buổi sáng để tiếp tục ngủ thêm một lúc.

Trên thực tế, sẽ tốt hơn rất nhiều cho cơ thể nếu như bạn quyết định dậy khi chuông báo thức reo. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ có khoảng 10 phút ngủ nướng đó không thể làm tăng cường sức sống của bạn, nhưng khi giấc ngủ bị xáo trộn có thể khiến mọi người rơi vào trạng thái mệt mỏi hơn.

Đồng thời, đối với những người thức khuya, độ rung của đồng hồ báo thức sẽ cản trở độ sâu của giấc ngủ. Giai đoạn này là trạng thái cơ thể đang phục hồi trở về trạng thái tỉnh táo.

Giải pháp: Nếu bạn không thể thức dậy khi báo thức kêu, bạn có thể đặt một số khẩu hiệu truyền cảm hứng thú vị lên đồng hồ báo thức, thay đổi nhạc chuông yêu thích, điều này có thể giúp bạn có thêm động lực để rời khỏi giường.

3

 

3. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ

 Một số người đã quen tắm nước nóng trước khi đi ngủ, điều này có thể giúp cho bạn cảm thấy thư giãn, nhưng thói quen này có thể không tốt cho chất lượng giấc ngủ của bạn.

Điều này chủ yếu là do tắm nước nóng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, trong khi cảm giác buồn ngủ thường kéo đến sớm hơn nếu có sự giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn luôn giữ thói quen tắm nước nóng trước khi đi ngủ, nó sẽ rất khó khăn để bạn đi vào giấc ngủ hơn.

Giải pháp: Đẩy sớm thời gian tắm của bạn. Các chuyên gia về giấc ngủ khuyên bạn nên tắm nước nóng ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.

4

 

4. Làm việc quá muộn trước khi đi ngủ

Nhiều nhân viên văn phòng thường mang công việc về nhà để cố gắng hoàn thành nốt trước khi ngủ. Có thể bạn chưa để ý thêm rằng, làm việc muộn vào ban đêm không chỉ có hại cho việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống mà còn phá hỏng nghiêm trọng giấc ngủ của bạn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn làm việc trước khi ngủ có thể đưa bộ não vào trạng thái khiến cho sóng não alpha hoạt động mạnh, kéo dài thời gian tĩnh lặng cần thiết để đi vào giấc ngủ sâu.

Giải pháp: Đừng tiếp tục làm việc sau khi tắm, bạn có thể thực hiện một số hoạt động giúp thư giãn, chẳng hạn như đọc sách, trò chuyện với người thân hoặc nghe nhạc nhẹ.

5

 

5. Uống rượu quá nhiều trước khi đi ngủ

Nhiều người nghĩ rằng uống rượu trước khi đi ngủ có thể giúp ngủ ngon, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nhiều rượu không tốt cho giấc ngủ của bạn. Theo chuyên gia Olivia Arezzolo, thành phần chính trong rượu là đường, sẽ kích thích cơ thể giống như caffeine.

Giải pháp: Bạn có thể uống một ly soda với chanh trước khi đi ngủ, hoặc uống một ít rượu ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ.

6. Mất ngủ nhưng không đi khám

Hàng triệu người đang bị mặc chứng mất ngủ, nhưng không phải ai cũng nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên nghiệp, điều này không có lợi cho việc giảm bớt sự khổ sở của bạn.

Giải pháp: Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên nghiệp càng sớm càng tốt và làm các xét nghiệm liên quan đến sức khỏe và lời khuyên tốt hơn về giấc ngủ sâu để ngăn chặn ngay triệu chứng mất ngủ và mệt mỏi quá mức.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...