Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây…
Tỏi ta, tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (trước kia gọi là họ hành tỏi Liliaceae) và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.
Mặc dù tỏi có nhiều công dụng trong trị liệu nhiều bệnh, cũng đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu).
Kết quả cho thấy, có nhiều tác dụng trong trị liệu đặc biệt là tác dụng phòng chống ung thư, phòng chống các bệnh tim mạch, làm giảm đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc chất phóng xạ… Bởi nó làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, giải độc nicotin mạn tính… Tuy nhiên, rất nhiều người mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi ăn tỏi.
Không sử dụng ngay sau khi băm nhuyễn
Có nhiều người thường nấu hoặc ăn tỏi ngay sau khi bằm nhuyễn để tiết kiệm thời gian hoặc tranh thủ khi nấu để thái nhỏ tỏi. Đây là cách làm rất sai lầm. Bởi trong thành phần của tỏi tươi có chức chất allicin hay còn là một hợp chất lưu huỳnh của tỏi hay còn gọi là thiosulfinates chỉ có thể phát huy tác dụng kháng khuẩn hiệu quả cho cơ thể người nếu để trong không khí 15 phút. Bởi trong thời gian đó, các enzym trong không khí sẽ tổng hợp và tăng cường khoáng chất trong tỏi, khi cho vào nấu hay ăn sẽ phát huy tác dụng một cách tối đa.
Không xào nấu tỏi ở nhiệt độ cao
Nhiều người có thói quen phi thơm hành tỏi ở nhiệt độ cao, nhưng họ không biết rằng khi gặp nhiệt độ cao thì chất allicin sẽ bị vô hiệu hóa và không còn khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế, tốt nhất, bạn nên nấu tỏi ở một mức độ vừa phải, khoảng 15 phút ở lửa nhỏ rồi tắt bếp là tốt nhất.
Khi xào nấu cũng nên cho tỏi ở nhiệt độ vừa và đảo thật nhanh để không làm các chất trong tỏi bị vô hiệu hóa, đảm bảo tỏi vẫn còn nguyên tác dụng sau khi chế biến.
Sử dụng tỏi ở dạng thuốc nén
Để tránh mùi khó chịu của tỏi sống, nhiều người đã chọn uống thực phẩm chức năng chứa tỏi. Đây có lẽ là cách đơn giản nhất, và không mất thời gian. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, những hoạt chất hữu ích của tỏi chỉ hoạt động tốt nhất khi tỏi ở dang tươi sống và được nghiền nhỏ. Không một loại viên nén, bột tỏi hay tỏi khô nào có thể có được khả năng chữa bệnh và chống oxy hóa tốt bằng tỏi ở trạng thái tươi sống. Vậy nên ăn tỏi sống vẫn là tốt nhất.
Sử dụng tỏi đã mọc mầm
Bạn nên lựa chọn loại tỏi mới thu hoạch, hay tỏi vẫn còn tươi mới, tép tỏi còn cứng, chắc và mọng nước. Không nên mua tỏi đã để lâu, tép tỏi bị khô quắt, và tỏi đang mọc mầm. Bởi tỏi cũ, đặc biệt là tỏi mọc mầm thì chất dinh dưỡng của nó không còn nhiều, tác dụng của tỏi đã bị giảm.