Dưới đây là 7 bí quyết giảm căng thẳng dễ dàng bạn cần biết.
1. Hít thở sâu
Trái tim và não của bạn đang chạy đua với cuộc sống bận rộn. Hãy để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi bằng cách hít thở sâu từ 20 đến 20 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn bình tính bởi có thể cung cấp thêm nhiều oxy cho não. Bạn có thể làm việc này ở bất cứ nơi đâu, tại bàn làm việc hoặc khi bạn phải đợi xe hay chờ ai đó.
2. Hãy sáng tạo
Công việc sáng tạo có thể giúp bạn giảm căng thẳng tâm lý. Chúng giúp não bộ của bạn được thư giãn hơn. Bạn không cần phải làm những công việc đòi hỏi quá nhiều chất xám. Chỉ đơn giản là nghe nhạc, trang trí nhà cửa hay tô màu chẳng hạn. Không cần phải tạo ra một tác phẩm nghệ thuật mới có thể làm giảm căng thẳng.
3. Thưởng thức hương thơm
Một số loại tinh dầu có thể giúp thư giãn cơ thể và tâm trí của bạn. Tinh dầu hoa cúc, hoa oải hương, cam đều là những lựa chọn tuyệt vời. Nếu bạn ở nhà, hãy pha vài giọt tinh dầu vào bồn tắm hoặc đốt trong phòng. Bạn cũng có thể thoa một vài giọt tinh dầu lên chân.
4. Giãn cơ
Các bài tập giãn cơ sẽ giúp cơ bắp của bạn được thư giãn. Bài tập đơn giản này cũng giúp cải thiện lưu thông máu và hạn chế căng thẳng. Tập trung vào các nhóm cơ lớn và giữ từng đoạn trong 30 giây. Bạn có thể tập các bài tập Yoga. Chúng cũng giúp giảm stress rất hiệu quả.
5. Đi bộ
Tập thể dục cũng là thói quen giúp não bộ sản sinh những chất giúp thư giãn và phấn khởi. Chính vì vậy, tập thể dục giúp giảm lo âu và khiến bạn thoải mái. Nhưng không có nghĩa bạn phải tập quá nhiều hay chạy marathon. Bạn chỉ cần đi bộ quanh khu phố hay công viên là đã có kết quả rất tốt rồi.
6. Viết nhật ký
Ghi chép là một liệu pháp hiệu quả mà không quá tốn kém. Bạn chỉ cần biết ra những suy nghĩ của bản thân, không cần phải quá văn hoa hay cầu kỳ. Thói quen này sẽ mang lại cho bạn sự bình yên. Thậm chí chúng còn giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn sau những tình huống căng thẳng.
7. Cười thật nhiều
Bạn đã nghe câu “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”? Điều đó rất chính xác. Cười làm tăng endorphin và giúp giảm lo âu trầm cảm. Cười thậm chí còn là một phương pháp điều trị bệnh.
Bạn hãy thử xem những bộ phim hoặc chương trình truyền hình hài hước, các clip của diễn viên hài mình yêu thích hay những con vật dễ thương. Ngay cả một cuộc trò chuyện điện thoại với bạn bè cũng có thể giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.
Hãy nhớ rằng, quản lý căng thẳng là một nhiệm vụ quan trọng trong việc chăm sóc bản thân. Hãy đối xử thật tốt với bản thân khi gặp stress. Nếu bạn tôn trọng chính mình, bạn cũng sẽ gặp những điều tốt đẹp sớm thôi.