2016-08-01 11:08:26
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"dau-hieu-nhan-biet":"d\u1ea5u hi\u1ec7u nh\u1eadn bi\u1ebft","dau-hieu-nhan-biet-khi-tre-bi-thuy-dau":"d\u1ea5u hi\u1ec7u nh\u1eadn bi\u1ebft khi tr\u1ebb b\u1ecb th\u1ee7y \u0111\u1eadu","thuy-dau":"th\u1ee7y \u0111\u1eadu","tre-bi-thuy-dau":"tr\u1ebb b\u1ecb th\u1ee7y \u0111\u1eadu"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzA4LzAxL2RhdS1oaWV1LWtoaS10cmUtYmktbWFjLXRodXktZGF1LXBodW51dG9kYXl2bl8xNDcwMDI0NTg4LTEwNTAyOWRhdS1oaWV1LW5oYW4tYmlldC1raGktdHJlLWJpLXRodXktZGF1LmpwZw.webp

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ và cũng rất nguy hiểm, vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị thủy đậu và cách trẻ ra sao?

Làm thế nào để nhận biết trẻ khi bị mắc thủy đậu?

Nhiều các ý kiến đã chỉ ra rằng khi bị mắc thủy đậu có thể gây vô sinh. Tuy nhiên ý kiến đó có chính xác hay không và có những biện pháp nào để chăm sóc trẻ cũng như cách phòng tránh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.

Thủy đậu là bệnh gì?

Theo các bác sĩ thì bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân và đây cũng là một bệnh rất dễ lây truyền. Do vậy, nếu người bị thủy đậu nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách có thể bị biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh thủy đậu

Khi bắt đầu bị phát bệnh, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ,… Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động do vậy đến khi trẻ lên mụn nước rồi mới được phát hiện.

Mô tả ảnh.
Làm thế nào để nhận biết được bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ

+ Một trong những dấu hiệu nhận biết rõ nhất là người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ” – đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ và sau đó sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước.

+ Sau đó, trẻ sẽ xuất hiện phỏng nước ở mặt, ngực và lưng sau đó lan dần khắp cơ thể. Mụn bóng nước ban đầu chứa chất dịch màu trong sau một ngày sẽ chuyển sang đục như mụn mủ. Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy.


+ Nếu trẻ không bị biến chứng thì bệnh có thể khỏi trong 1-2 tuần. Sức khỏe dần phục hồi lại: giảm sốt, ăn uống trở lại như thường, hết đau họng, hạch sau tai,…

Khi trẻ bị thủy đậu cần lưu ý những gì?

Hãy cách ly cho trẻ nhanh nhất

Khi trẻ bị mắc thủy đậu cần cách ly trẻ với những người khác. Ngoài ra trẻ cũng  phải dùng riêng tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,….

Hãy chú ý vệ sinh và chăm sóc cho trẻ thường xuyên

+ Hãy rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ, tránh để trẻ cào gãi vào các nốt thủy đậu.

+ Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.

Chú ý khẩu phần ăn cho trẻ

Hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,… để bố sung dinh dưỡng cho trẻ để có sức đề kháng tốt nhất.

Đừng quên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi xuất hiện các triệu chứng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp. Tuy nhiên việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đặc biệt, trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời, để được các bác sĩ khám và chăm sóc thích hợp.

Phòng ngừa bệnh ra sao?

Hầu hết, các vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu. Các đối tượng cần được tiêm vaccine:

+ Trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.

+  Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.

+ Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.

Ngoài ra, thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu. Do vậy kể cả người lớn hay trẻ nhỏ cũng nên cần phải thận trọng với căn bệnh này.

Ung thư vú: Hãy cho con bú để giảm nguy cơ mắc bệnh
Ung thư vú: Hãy cho con bú để giảm nguy cơ mắc bệnh
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Một nghiên cứu quy mô toàn cầu khẳng định, người mẹ cho con bú có thể giảm 20% khả năng mắc bệnh ung thư vú.
Mẹo chăm bé mọc răng làm bé dễ chịu, mẹ bớt mệt
Mẹo chăm bé mọc răng làm bé dễ chịu, mẹ bớt mệt
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Chăm con khi bé mọc răng thật gian nan, nhưng những cách dưới đây có thể giúp cả mẹ và bé đều bớt mệt mỏi.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...