Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan qua việc hít phải những giọt nhỏ li ti do ho hoặc hắt hơi của người bị nhiễm bệnh. Bệnh lao chủ yếu ảnh hưởng phổi, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm dạ dày, các tuyến, xương và hệ thần kinh.

Ở hầu hết người khỏe mạnh, cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật (hệ thống miễn dịch) sẽ tiêu diệt vi khuẩn và không có triệu chứng.

Đôi khi hệ thống miễn dịch không thể tiêu diệt vi khuẩn, nhưng có thể ngăn vi khuẩn lây lan trong cơ thể. Người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể. Đây được gọi là bệnh lao tiềm ẩn. Những người mắc bệnh lao tiềm ẩn không lây nhiễm cho người khác.

Nếu hệ thống miễn dịch không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn nhiễm trùng, nó có thể lây lan trong phổi hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Khi đó, các triệu chứng sẽ phát triển trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Đây được gọi là lao hoạt động.

Bệnh lao tiềm ẩn có thể phát triển thành bệnh lao hoạt động sau này, đặc biệt nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu.

Các triệu chứng điển hình của bệnh lao bao gồm:

  • Ho dai dẳng kéo dài hơn 3 tuần và thường khạc ra đờm, có thể có máu giảm cân.
  • Đổ mồ hôi đêm.
  • Sốt cao.
  • Mệt mỏi.
  • Ăn mất ngon.
  • Sưng ở cổ.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu ho kéo dài hơn 3 tuần hoặc ho ra máu. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi, bạn sẽ lây nhiễm trong khoảng 2-3 tuần sau quá trình điều trị. Trong thời gian này, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa cơ bản để ngăn chặn sự lây nhiễm sang gia đình và bạn bè:

  • Không đi làm, đi học cho đến khi được bác sĩ chẩn đoán có thể quay lại làm việc an toàn.
  • Luôn che miệng khi ho, hắt hơi hoặc cười.
  • Vứt bỏ cẩn thận mọi khăn giấy đã sử dụng trong túi nhựa kín.
  • Mở cửa sổ khi có thể để thông khí nơi bạn ở.
  • Tránh ngủ chung phòng với người khác.

Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS) chia sẻ.

Theo Zing – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link