Dưới đây là 6 quá trình đặc biệt đó mà có thể bạn chưa biết.
1. Bài tiết hooc-môn sinh trưởng phục hồi cơ thể
Trong khi bạn đang ngủ, cơ thể sẽ tiết ra hooc-môn sinh trưởng để tu bổ thân thể. Lúc này tốc độ thay cũ đổi mới của tế bào và mô nhanh hơn so với khi tỉnh. Ngoài ra giấc ngủ cũng khiến cho cơ được thả lỏng, do đó sẽ được phục hồi nhanh chóng.
2. Tiết hooc-môn “đói”
Trong cơ thể có 2 hooc-môn có ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, một loại là leptin, một loại là ghrelin. Khi bạn ăn no, hàm lượng leptin sẽ gia tăng, kích thích não bộ và báo rằng đã đến lúc ngừng ăn, bạn sẽ không muốn ăn gì nữa. Ngược lại, khi bạn đói bụng, hooc-môn ghrelin sẽ tăng nhanh, tạo cảm giác thèm ăn.
Ở người ngủ không đủ, hooc-môn leptin giảm nhiều, hooc-môn ghrelin lại gia tăng khiến bạn cảm thấy rất đói bụng hơn vào ngày hôm sau nếu đêm trước thiếu ngủ.
3. Tăng cường sức đề kháng
Giấc ngủ có thể tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy cơ thể sản sinh ra các protein nhất định có thể chống lại bệnh tật, bao gồm cả yếu tố hoại tử khối u (TNF) trực tiếp làm các tế bào ung thư tử vong. Một nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ hoặc thức khuya sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch.
4. Làm sạch mắt
Khi mọi người đang ngủ, mí mắt sẽ loại bỏ chất nhầy, vi khuẩn, tế bào chết trong mắt và tích tụ các chất này tại khóe mắt, hình thành nên rỉ mắt.
Tiến sĩ nhãn khoa Ivan Schwab coi mí mắt tựa như cái khóa áo, kéo từ phía má đến phía mũi, có thể dồn nước mắt đến khóe mắt, đồng thời trên đường đi còn thu thập các chất thải khác.
5. Giảm lo âu
Trong lúc cơ thể đang ngủ, một hooc-môn có liên quan với stress là cortisol suy giảm, khiến bạn giảm lo nghĩ và cảm giác áp lực. Khi hooc-môn này tăng cao sẽ góp phần làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, tăng trầm cảm, lo âu.
6. Làm đẹp da
Khi đang ngủ, da được phục hồi nguyên dạng. Lúc này, da sẽ sản sinh ra càng nhiều tế bào đồng thời quá trình phân giải protein cũng chậm lại, giúp tế bào vừa sinh trưởng nhanh hơn vừa được tu bổ, sửa chữa.
Đây chính là lý do vì sao ngủ đủ rất tốt cho việc gìn giữ nhan sắc, nhưng chỉ khi ngủ ban đêm mới có tác dụng đến vậy. Khi ngủ ban ngày, năng lượng cần thiết cho quá trình “trùng tu” làn da bị các bộ phận khác chiếm mất nên không mang lại hiệu quả như ngủ ban đêm.