Ngủ trên 10 tiếng mỗi đêm, luôn chơi điện thoại trước khi ngủ… đều gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, tổn hại lâu dài cho cơ thể.

1. Ngủ 10 tiếng mỗi đêm

Từ 23h đến 6h ngày hôm sau là thời gian vàng để ngủ. Bạn thỉnh thoảng thức dậy 1-2 lần trong lúc đó sẽ không có nhiều ảnh hưởng tới cơ thể. Nhưng nếu bạn thường xuyên tỉnh ngủ giữa đêm, bạn nên đi khám.

Viện Khoa học và Công nghệ Y tế của Đại học Keele, Đại học Leeds, Đại học Manchester và Đại học East Anglia đã cùng nhau thực hiện một nghiên cứu liên quan đến giấc ngủ. Họ tổng hợp 74 báo cáo nghiên cứu chất lượng cao liên quan đến hơn ba triệu người. Các nhà khoa học thấy rằng những người ngủ 10 tiếng mỗi đêm tăng 30% nguy cơ tử vong sớm so với những người ngủ 8 tiếng. Tiếp theo, người ngủ 10 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tử vong do đột quỵ tăng 56% và nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 49%.

Vậy nên ngủ bao lâu là đủ? Một nghiên cứu trên 320.000 người đã được xuất bản trong tạp chí JAMA Network Open Subjournal cho thấy, những người ngủ 7 tiếng mỗi ngày sẽ giảm các nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong do các nguyên nhân khác, đến mức thấp nhất.

Trùng hợp, dữ liệu từ một nghiên cứu trên 500.000 người trên tạp chí Nature cũng chỉ ra giấc ngủ kéo dài 7 tiếng là tốt nhất cho việc nâng cao thể chất, tinh thần của người trung niên và người cao tuổi. Do đó, nếu bạn ngủ đủ 7 tiếng và thức dậy tràn đầy năng lượng, điều đó có nghĩa bạn đã ngủ đủ giấc.

2. Ngủ ngày, thức đêm

Người ngủ ngày trong thời gian dài sẽ bị rối loạn nhịp sinh học. Những người này có thể gặp các vấn đề như khó đi vào giấc ngủ, buồn ngủ ban ngày nhiều hơn, tăng khả năng mắc bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa.

Một nghiên cứu trên tạp chí Sleep đã chỉ ra thức khuya sẽ làm tổn hại đến cơ thể con người, và tổn thương không thể giảm bớt sau khi bổ sung giấc ngủ vào ban ngày. Đồng thời, một nghiên cứu trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã chỉ ra những người ngủ ít hơn 7 tiếng vào ban đêm và ngủ hơn 30 phút vào ban ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng đáng kể.

3. Ngủ ngay sau bữa tối

Nhiều người cảm thấy rất buồn ngủ sau bữa ăn và thiếp đi ngay sau khi nằm trên giường. Tuy nhiên, bạn không nên đi ngủ ngay sau khi ăn vì sẽ dễ ảnh hưởng đến hoạt động của đường tiêu hóa, lâu ngày dễ sinh ra các bệnh về dạ dày. Việc cung cấp máu lên não cũng không thuận lợi, dễ bị thiếu máu nuôi não và gây ra huyết khối (cục máu đông dạng gel hình thành ở mạch máu). Sau khi ăn xong, nên nằm nghỉ 30 phút rồi mới đi ngủ.

Muốn cải thiện giấc ngủ cần bỏ 4 thói quen xấu

Bạn nên bỏ chơi điện thoại trên giường vì dễ gây khó ngủ. Ảnh: Pinterest
Bạn nên bỏ chơi điện thoại trên giường vì dễ gây khó ngủ. Ảnh: Pinterest

1. Bỏ chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ

Ánh sáng màn hình từ các sản phẩm điện tử sẽ làm giảm lượng melatonin tiết ra trong cơ thể. Từ đó kéo dài thời gian đi vào giấc ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ. Đồng thời, chơi điện thoại sẽ làm giảm thời gian ngủ của bạn.

2. Bỏ uống trà và cà phê trước khi đi ngủ

Trà và cà phê đều có tác dụng giải khát, uống trước khi đi ngủ dễ khiến não bộ hưng phấn, ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường. Nếu thích uống những loại này, bạn có thể dùng trước khi đi ngủ 4-6 tiếng.

3. Không ăn quá nhiều trước khi ngủ

Ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ khiến đường tiêu hóa bị quá tải, dễ sinh ra các chứng khó tiêu, đầy bụng, kích thích não bộ hưng phấn, khó đi vào giấc ngủ.

4. Bỏ lên kế hoạch ngày hôm sau trước khi đi ngủ

Nhiều người thích lập kế hoạch làm việc, học tập cho ngày hôm sau trên giường, nhưng điều này dễ khiến não bị kích thích và tăng khả năng mất ngủ. Trước khi đi ngủ, bạn không nên nghĩ ngợi gì cả và nghe những bản nhạc êm dịu để não bộ thư giãn hoàn toàn.

Theo Hằng Trần (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link