2016-12-27 15:40:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"chenh-lech-gioi-tinh":"ch\u00eanh l\u1ec7ch gi\u1edbi t\u00ednh","chi-cuc-dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh-tphcm":"chi c\u1ee5c D\u00e2n s\u1ed1 k\u1ebf ho\u1ea1ch h\u00f3a gia \u0111\u00ecnh tphcm","co-cau-dan-so":"c\u01a1 c\u1ea5u d\u00e2n s\u1ed1","gia-hoa-dan-so":"gi\u00e0 h\u00f3a d\u00e2n s\u1ed1","mo-hinh-gia-dinh-1-con":"m\u00f4 h\u00ecnh gia \u0111\u00ecnh 1 con","ty-le-sinh-thap":"t\u1ef7 l\u1ec7 sinh th\u1ea5p"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvaHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzEyLzI3L25ndW9pLXNhaS1nb24tY28tZGF1LWhpZXUtbmdhaS1kZS0xNTUyMDYuanBn.webp

Người Sài Gòn có dấu hiệu… “ngại đẻ”

Thống kê tại TPHCM vào năm 2013 cho thấy, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh nở chỉ là 1,48. Sau hơn 3 năm, tình hình vẫn chưa có nhiều thay đổi. Số người kết hôn muôn ngày càng nhiều và cùng với đó là “mô hình” gia đình 1 con.
2

Mô hình gia đình 1 con đang trở nên rất phổ biến ở TPHCM

Nhiều năm trước, chính sách dân số khuyến cáo mỗi gia đình chỉ sinh 1 – 2 con nhằm hạn chế tốc độ gia tăng dân số. TPHCM là nơi tập trung nhiều cán bộ, công chức, viên chức và trí thức, nên chính sách này đã “thấm nhuần” vào nhiều thế hệ người. “Gia đình càng ít con, hay thậm chí thanh niên kết hôn muộn được coi là “mốt”, được nhìn nhận như một biểu hiện của “văn minh”, nên dần dà trở thành “thói quen” trong nhiều người trẻ”, chị Nguyễn Thị Lệ Thu, 34 tuổi, ngụ tại phường 22, quận Bình Thạnh nhận định.

1

Tỷ lệ sinh thấp lá vấn nạn của xã hội

Chị Lệ Thu lý giải về lý do mà cho đến giờ chị vẫn chưa lập gia đình: Hồi mới ra trường thì lo kiếm việc làm để ổn định cuộc sống; sau đó lại cần thời gian và “khoảng trống” để xác định được một vị trí nào đó trong cơ quan, rồi lại đến những năm lo tạo dựng một cuộc sống tương đối vững vàng. “Mới ngoảnh đi ngoảnh lại đã trên 30, lúc này việc tìm kiếm một người “hợp tuổi” – tức khoảng 36-40 tuổi, trở nên khó khăn, vì phần lớn họ hoặc đã có gia đình, hoặc vẫn tiếp tục “phấn đấu” để tạo dựng sự nghiệp”, chị cho biết.

Những năm gần đây, tại nhiều cơ quan, công sở ở TPHCM, những đám cưới của những cặp đôi có độ tuổi từ 30 trở lên ngày càng nhiều. Trong khi đó, ở khu vực các nhà máy, công xưởng tại các khu công nghiệp tập trung, tình hình cũng không khác bao nhiêu. Chị Nguyễn Thị Hương, làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung 2, quận Thủ Đức, cho biết: Nhà máy của tôi hiện có hàng trăm nữ công nhân trên 30 tuổi nhưng vẫn chưa có ý định lập gia đình. Bên cạnh đó, phần lớn những người đã lập gia đình đều “ngại” sinh con, hoặc chỉ sinh 1 con rồi “dừng hẳn”. Bởi cuộc sống công nhân, với áp lực công việc nặng nề, thu nhập thấp, không cho phép sinh con sớm hay sinh nhiều con. Với dăm bảy triệu thu nhập hàng tháng của 2 vợ chồng, chỉ 1 con thì còn tạm lo đủ chuyện ăn học, chứ đến con thứ 2 thì chắc là không thể lo nổi.

3

Nhiều người chưa lập gia đình không có nghĩa là sống… độc thân!

Chị cho biết thêm: “Đối với những người trẻ, việc chưa vội lập gia đình sớm không có nghĩa là họ sống… độc thân. Thực tế là vẫn có rất nhiều người sống thành từng cặp như vợ chồng, nhưng chỉ đều “ráp nối tạm bợ”, chẳng có gì là chính thức. Họ ăn ngủ với nhau khá thoải mái, khi lỡ có thai thì… phá. Họ không muốn bị sớm ràng buộc, càng không muốn phải vướng bận chuyện gia đình, khi cuộc sống công nhân rất khó ổn định và cũng chẳng mấy ai biết trước tương lai sẽ ra sao”.

Theo phân tích của giới chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết hôn muộn và sinh ít con: Về kinh tế, mức chi phí cho cuộc sống đô thị khá đắt đỏ, chi phí đầu tư nuôi dạy con cao; dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nên người dân không cần “đẻ bù”. Bên cạnh đó, lao động nữ ở đô thị sợ mất việc hoặc đánh mất cơ hội thăng tiến trong công việc khi sinh con… Ngoài ra, còn là nhận thức việc sinh đẻ ít sẽ ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ, gia đình sẽ có thêm điều kiện để phát triển kinh tế… Nhiều cặp vợ chồng còn muốn sinh ít con, sinh muộn để có điều kiện “rảnh ranh” đi du lịch, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, nâng cao hiểu biết cho bản thân…


4

Tỷ lệ 1,48 con trên 1 phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là mức rất thấp so với mặt bằng chung

Theo Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình TPHCM, tỷ lệ 1,48 là rất thấp so với ngưỡng bình thường, và nó có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội. Tính trên cả nước, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có khoảng 2,1 con, đạt được mức sinh thay thế.

Tỷ số giới tính khi sinh ở TPHCM tính vào thời điểm đầu năm 2016 là 108 bé trai/100 bé gái, một mức khá lý tưởng. Thậm chí, theo một khảo sát nhỏ tại bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, phần lớn các cặp vợ chồng khi đến khám thai hoặc sinh ở đây lại “thích” sinh con gái. Trong đó, nhiều người cho biết lý do là “sinh con gái thì không phải lo lắng chuyện nhà cửa, đất đai như có con trai”!

Gia dinh 2 con

Mô hình lý tưởng hiện nay là gia đình sinh đủ 2 con

Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại lại nằm ở tỷ lệ số con trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng số trẻ sinh ở TPHCM là 21.660, giảm 3.610 (giảm hơn 14%) so với cùng kỳ năm 2014. Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình thành phố dự báo: Mức sinh ở TPHCM có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới và tác động trực tiếp đến cơ cấu dân số của thành phố. Năm 2013 số người cao tuổi của thành phố chiếm 6,26% tổng dân số, vào có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm gần đây, cho thấy dân số thành phố đang bước vào giai đoạn già hóa.

Có một thực tế là phụ nữ hiện đại không muốn sinh nhiều con, nhất là khu vực thành thị. Các nghiên cứu gần đây cho thấy kinh tế càng phát triển thì mức sinh càng thấp, gia đình càng khá giả, càng đẻ ít con.

Gia hoa dan so

Cần có giải pháp tích cực để ngăn chặn nguy cơ già hóa dân số

Dân số già, dẫn tới nguy cơ người lao động ít, người phụ thuộc nhiều, xã hội sẽ phải đối mặt với nhiều gánh nặng! Kinh nghiệm tại một số quốc gia có mức sinh thay thế thấp cho thấy, khi mức sinh xuống rất thấp thì các chính sách khuyến sinh dù có chi phí rất lớn cũng hầu như không có tác dụng. Đặc biệt, khi mức sinh đã “rớt” xuống khoảng 1,3 thì dường như không có cách gì để “đẩy” lên mức cao hơn được.

Như vậy, việc sinh con không còn là chuyện riêng của mỗi gia đình, mà còn là vấn đề của quốc gia. Việc sinh đủ 2 con và đảm bảo mức sinh hợp lý sẽ kéo dài được thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” và làm chậm lại quá trình “già hóa dân số”.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...