Vấn đề khô miệng khiến bạn không thoải mái, thậm chí không đủ nước bọt còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Bạn cần nhiều nước bọt để bôi trơn các mô trong miệng, làm sạch các hạt thức ăn, trung hòa axit từ vi khuẩn mảng bám và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Chính vì vậy, không đủ nước bọt có thể khiến bạn có nguy cơ sâu răng hay bệnh nướu. Nếu không được điều trị, bệnh viêm nướu có thể gây biến chứng cho răng miệng như sưng nướu hoặc chảy máu, răng lung lay thậm chí là hỏng răng.
Căng thẳng, lo âu cũng có thể là nguyên nhân khô miệng. Bởi thực tế đã chứng minh, các loại thuốc dị ứng, hạ huyết áp và chống trầm cảm đều có tác dụng phụ là gây khô miệng.
Bệnh nhân ung thư điều trị bằng hóa chất cũng có thể bị khô miệng do việc điều trị làm giảm tiết nước bọt. Thủ phạm khác gây ra hiện tượng này là tiểu đường, mang thai, thời kỳ mãn kinh và lão hóa.
Ngoài biện pháp uống nước để chống khô miệng, còn một vài biện pháp khác như:
Nhâm nhi nước không đường mọi lúc mọi nơi.
Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo không ngọt dể kích thích tiết nước bọt.
Sử dụng các loại nước súc miệng không cồn.
Tránh hút thuốc lá, rượu bia và thức uống chứa caffeine.
Dùng máy tạo ẩm trong phòng ngủ nếu miệng của bạn khô vào ban đêm.
Nếu miệng bạn vẫn khô sau khi thử tất cả các biện pháp trên? Hãy gặp nha sĩ nhờ tư vấn cách sản phẩm thay thế nước bọt hoặc kê thuốc kích thích tiết nước bọt.
Bởi vì bệnh khô miệng dễ gây biến chứng và ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, nên chúng ta cần chải răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần một ngày, thường xuyên nhai kẹo cao su, nhẹ nhàng xỉa răng ít nhất một lần một ngày. Bên cạnh đó, thăm khám nha sĩ thường xuyên cũng là thói quen tốt giúp hạn chế các vấn đề không tốt cho răng miệng.