2015-10-29 19:41:28
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"be-khop-ngon-tay":"b\u1ebb kh\u1edbp ng\u00f3n tay","khop-ngon-tay":"kh\u1edbp ng\u00f3n tay","tam-ly":"t\u00e2m l\u00fd","thoi-quen":"th\u00f3i quen"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzEwLzI5L2JlLWtob3Atbmdvbi10YXktM18xNDQ2MTIyNDg4LTE1NDgwOHN1LXRoYXQta2luaC1raHVuZy1raGktYmFuLWJlLWNhYy1raG9wLW5nb24tdGF5LW5nb24tY2hhbi5naWY=.webp

Sự thật kinh khủng khi bạn bẻ các khớp ngón tay, ngón chân

Nếu bẻ đốt tay trong thời gian dài, sự cọ xát và áp lực lên mặt khớp cao hơn khiến hao mòn mặt khớp, nghiêm trọng hơn là nguy cơ thoái hóa và viêm mặt sụn khớp.

Bẻ khớp ngón tay, ngón chân là thói quen của nhiều người khi cảm thấy mỏi, tê cứng các ngón tay, hoặc sau khi làm một công việc nào đó lâu. Bẻ khớp khiến chúng ta thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhưng, việc làm này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Âm thanh răng rắc khi bạn bẻ khớp ngón tay đến từ đâu?

Ở bên trong mỗi khớp nối, có các chất lỏng (dịch khớp) hoạt động như một chất bôi trơn và hấp thu va chạm bên ngoài. Khi bạn kéo giãn các khớp để bẻ chúng, bạn đã vô tình làm rộng khoảng cách giữa 2 đốt xương.  Các  mô liên kết trong ngón tay, chân tăng khối lượng, làm giảm áp lực trong khớp, dịch khớp dần biến thành những bong bóng tràn vào khoảng trống và tới khi áp lực thấp nhất, các bong bóng này sẽ nổ và phát ra âm thanh răng rắc mà bạn nghe được.

Mô tả ảnh.
Bẻ khớp ngón tay không tốt.

Thông thường, phải sau 25 – 30 phút kể từ khi bẻ các khớp kêu như vậy, bạn mới có thể bẻ lại được lần nữa. Lý do là bởi, các hạt khí bong bóng này cần 1 khoảng thời gian nhất định mới hình thành trở lại như cũ – vì dịch khớp cần thời gian để bôi trơn trở lại trạng thái cũ.

Vậy bẻ khớp có lợi hay hại? 


Nếu bẻ khớp thường xuyên, cấu trúc xương của bạn sẽ tự động thích nghi và màng khớp cùng các dây chằng bao quanh sẽ giãn ra. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về chức năng.

Viêm khớp

Mỗi khớp xương được cấu tạo bởi 2 mặt khớp, bao phủ bởi bao khớp và hệ thống dây chằng có chức năng bó và giữ vững các khớp. Khi bẻ đốt ngón tay, không giống như các co giãn linh hoạt thông thường, các khớp bị co giãn đột ngột nên phát ra tiếng kêu. Nếu quá ngưỡng giãn, bao khớp phải chịu một tác động rất lớn khiến dây chằng dễ bị giãn và rách.

Nếu bẻ đốt tay trong thời gian dài, sự cọ xát và áp lực lên mặt khớp cao hơn khiến hao mòn mặt khớp, nghiêm trọng hơn là nguy cơ thoái hóa và viêm mặt sụn khớp. Mỗi lần bẻ nắn khớp là một lần gây vi chấn thương đến khớp và kéo theo tế bào sụn sẽ bị vi chấn thương. Nếu các vi chấn thương trên cùng một ổ khớp tích tụ nhiều, lâu dầu sẽ hao hụt chất sụn.

Giảm chức năng hoạt động bàn tay

Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra tác động trên các khớp nối của việc bẻ khớp ngón tay, họ đã kết luận rằng thói quen này sẽ khiến các ngón tay bè ra và to hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của đôi bàn tay. Đáng lo ngại hơn là nguy cơ các khớp xương bị phì đại khi các mô xung quanh khớp ngày càng sưng làm sưng bàn tay và giảm lực cầm nắm các đồ vật.

Đây là một phản xạ tiêu cực để chống lại nguy cơ mất tế bào sụn, cơ thể phản ứng bằng cách tăng sinh xương ở những vị trí mất sụn, đây là lí do hình thành gai xương. Những gai xương mọc ra sẽ tác động đến mô xung quanh khớp gây ra hiện tượng sưng và đau ngón tay. Hiện tượng đau nhức này sẽ xảy ra thường xuyên hơn, bàn tay hoạt động kém khi tuổi cao.

Một số trường hợp tuy hiếm gặp nhưng các tai nạn dẫn đến trật khớp đã xảy ra.

Các tác động tâm lý của việc bẻ khớp ngón tay

Cuối cùng, câu hỏi tại sao con người lại hay bẻ khớp ngón tay. Một vài người thích cảm giác này và tăng mức thực hiện dần như một thói quen tự nhiên. Cũng có ý kiến cho rằng con người làm điều này như một cách để thư giản. Tuy nhiên, thói quen này giống một biểu hiện của sự căng thẳng hơn.

Lời khuyên

Sau mỗi lần vặn, bẻ khớp chúng ta sẽ có cảm giác dễ chịu hơn, nhưng tốt nhất chúng ta không nên bẻ khớp ngón tay, ngón chân, vặn cột sống cổ vì hành động này sẽ gây ảnh hưởng có hại tới bề mặt sụn hoặc đĩa đệm, phá hủy khớp.

Lời khuyên của các nhà chuyên môn đưa ra là mỗi khi mỏi, chỉ cần cử động khớp qua lại nhẹ nhàng đến góc độ tối đa của khớp mà vẫn chưa gây đau, chưa tạo ra tiếng lạo xạo là được. Động tác đơn giản này sẽ góp phần tăng lưu lượng máu đến mô, tạo sự dễ chịu mà vẫn tránh được hiện tượng dính khớp, tránh được vi chấn thương.

Dân văn phòng làm sao để không mắc bệnh về cột sống?
Dân văn phòng phải làm sao để đảm bảo sức khỏe cho cột sống là điều nhiều người thường hay hỏi, vậy theo bạn nên thế nào!
Nguyên nhân bất ngờ gây ung thư vòm họng
Có rất nhiều yếu tố gây nên ung thư vòm họng mà bạn đang không ngờ tới.

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...