Nghiên cứu mới nhất chế độ ăn uống chứa một nửa số lượng protein tiêu chuẩn cho kết quả: chất lượng tinh trùng thấp, lỏng. Chưa dừng lại ở đó, thế hệ sau của lượng tinh trùng này có khả năng cao bị béo phì và tiểu đường loại 2. Các nhà khoa học nói rằng điều này là do sự mất cân đối về chất đạm trong khẩu phần ăn, ảnh hưởng đến chất lượng của DNA được truyền từ người cha sang đứa trẻ.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia đã làm thí nghiệm trên những con chuột đực. Họ chỉ cho chúng khẩu phần ăn chứa 9-18% đạm, sau đó thu lại tinh trùng cấy vào cơ thể những con chuột cái – được cho ăn một chế độ ăn bình thường.
Sức khỏe của những lứa con được phân tích khi chúng được bốn tháng tuổi – tương đương con người 30 tuổi. Chúng đã béo hơn so với các lứa có bố được ăn uống bình thường. Và chúng cũng cho thấy dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.
Bên cạnh vấn đề dinh dưỡng nhóm nghiên cứu của Đại học Nottingham cho biết nhiều món ăn có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của các quý ông. Cụ thể nếu khẩu phần ăn thiếu thịt và đậu lăng, có thể làm suy yếu tinh trùng hơn mức bình thường. Một loạt các nghiên cứu khác chỉ ra những người đàn ông thừa cân, hút thuốc hoặc uống cồn nhiều quá mức cho phép cũng có tinh trùng kém chất lượng hơn.
Giáo sư Kevin Sinclair người tham gia nghiên cứu, cho biết: “Điều quan trọng là nhận ra rằng tinh trùng đóng góp nhiều hơn một nửa số gen tạo nên một đứa trẻ. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng thành phần của huyết tương tinh thể có thể bị thay đổi bởi chế độ ăn của người cha, và điều này cũng có thể ảnh hưởng đến con cái sau này”.