2018-05-17 11:32:56
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p","tin-tuc":"Tin T\u1ee9c"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-va-dep":"khoe va dep","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzA1LzE3LzItMTEzMS5qcGc=.webp

Thức khuya thường xuyên là cách tốt nhất để giảm tuổi thọ và tự giết mình.

Nếu bạn là loại người cảm thấy tỉnh táo mỗi đêm và mệt mỏi mỗi buổi sáng hoặc bạn là người bắt đầu một ngày làm việc lúc 9 giờ sáng và ăn tối lúc 9 giờ thì hãy bỏ dần thói quen này để tự bảo vệ mình khỏi các bệnh Khoẻ và đẹp tổng hợp dưới đây.
2

 

Huyết áp cao hơn

Trong một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí Nhịp sinh học quốc tế, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng “người thức buổi tối” có khả năng mắc huyết áp cao cao hơn 30% so với “người thức buổi sáng”.

Tiến sĩ Andrew Varga, trợ lý giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Icahn và Hệ thống Y tế Mount Sinai, nói rằng lối sống như ăn uống không lành mạnh hoặc thiếu tập thể dục có thể góp phần làm thức khuya, dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Căng thẳng – cả sinh lý lẫn tâm lý – cũng có thể đóng vai trò lớn làm cho huyết áp cao.

Lười hoạt động thể chất

Nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Sleep cho thấy những người thức khuya cảm thấy không thích thú tập thể dục và không thể duy trì lịch tập thể dục thường xuyên.


2

 

Ăn khuya dẫn đến tăng cân

Khi ngủ muộn, bạn thường kiếm thức ăn để ăn. Nếu ăn khoảng 11 giờ tối và ngủ vào 3 giờ sáng thì việc cơ thể xử lý và chuyển hóa thức ăn sẽ có “vấn đề”.

Một số chuyên gia tin rằng ăn sau khi trời tối làm gián đoạn thời gian ăn tự nhiên của cơ thể, có thể ảnh hưởng đến khả năng đốt cháy chất béo. Thức đêm cũng khiến bạn hấp thụ nhiều calo hơn mỗi ngày, vì khi bạn mệt mỏi thì ý chí yếu hơn và làm bạn thèm ăn thức ăn không lành mạnh vào ban đêm, theo một nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí Obesity.

Nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu cũng đã phát hiện người thức đêm có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 hơn người thức buổi sáng. Nguyên nhân là thức khuya làm tăng cân, tạo ra hành vi không lành mạnh và ngủ ít hơn. Các chuyên gia cũng nghĩ rằng thức khuya có thể ảnh hưởng đến trao đổi chất của cơ thể.

Tiến sĩ Kristen Knutson, phó giáo sư thần kinh và giấc ngủ tại Đại học Y khoa Tây Bắc Feinberg, cho biết: “Khi không có sự phù hợp với nhịp sinh học, cơ thể bạn cũng không thể xử lý thực phẩm hoặc glucose tăng cao”.

Khó kiểm soát bệnh tiểu đường

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, thức đêm có thể làm cho họ khó quản lý tình trạng bệnh hơn. Một nghiên cứu năm 2013 trên Tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường cho thấy, đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, việc đi ngủ muộn hơn có liên quan đến kiểm soát đường huyết kém hơn.

Thức khuya, giấc ngủ bị thiếu

Những người thức đêm có xu hướng bù đắp cho một số giấc ngủ bị mất vào cuối tuần. Nhưng nghiên cứu cho thấy loại nợ “ngủ” này làm thay đổi lịch trình giấc ngủ vào cuối tuần có thể dẫn đến rủi ro về sức khỏe.

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn cùng mong muốn đưa Võ cổ truyền đến với công chúng qua bộ phim Bĩ Cực

Bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood) - sản phẩm tâm huyết của nam diễn viên sau nhiều năm thai nghén và chuẩn...

Khai giảng Khoá huấn luyện Võ gậy – Cơ hội để học sinh IVS tìm hiểu văn hoá võ thuật truyền thống Philippines

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

Malaysia lo lắng cho thế hệ còi xương và chậm lớn

Tỷ lệ trẻ em bị còi xương ở Malaysia là 30%, bao gồm cả những đứa trẻ lớn lên từ các gia đình khó...

Căn bệnh khiến nữ sinh có cảm giác tay chân bị giữ chặt khi chạy

Mỗi lần chạy hay chơi thể thao, nữ sinh người Trung Quốc lại cảm thấy chân và tay trái bị ai đó giữ chặt. Hiện...

Hành trình 3 năm điều chế thuốc chẩn đoán ung thư độc nhất ở Việt Nam

Chứng kiến người bệnh ung thư phải bỏ hơn trăm triệu đi nước ngoài, bác sĩ và kỹ thuật viên của của Bệnh viện...