Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.
Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol |
Lợi ích từ rau mồng tơi
Giảm cholesterol
Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.
Làm vết thương, tốt cho xương khớp
Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Chữa yếu sinh lý
Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
Những lợi ích khác
– Trị mụn nhọt: Lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (không cho thêm nước), trộn với ít muối đắp lên mụn.
– Say nắng: Giã nát lá mồng tơi đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị, để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.
– Đẹp da: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt thêm ít muối thoa nhiều lần rồi rửa sạch. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
– Trị tiểu khó: Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi, vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội, thêm một ít muối. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn điểm tâm, còn bã mồng tơi dùng để đắp lên bụng dưới chỗ bọng đái.
– Chữa bỏng: dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.
– Lợi sữa: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi cócác vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắtnên tốt cho thai phụ…
– Trĩ: Giã nhuyễn lá mồng tơi đắp vào chỗ bị trĩ.
– Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Rau mồng tơi, mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.
Một số cách chế biến món ăn ngon với rau mồng tơi
Canh rau mồng tơi nấu với tôm
Chỉ dùng phần lá và đọt thân còn non của cây, sau đó rửa sạch dưới vòi nước. Dùng tôm đã lột vỏ, giã nát rồi ướp với gia vị, sau đó cho vào với dầu ăn xào xơ rồi đổ nước vào đun sôi. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn với khẩu vị rồi cho rau mồng tơi vào đun sôi trong thời gian ngắn rồi tắt bếp, tránh trường hợp để lửa quá lâu dẫn đến rau quá chín sẽ mất ngon. Như vậy, bạn và gia đình đã có một món canh ngon lại bổ dưỡng nhưng vô cùng đơn giản.
Mồng tơi xào tỏi
Chọn những cây mồng tơi có nhiều ngọn, ít lá, lá càng nhỏ thì càng ngon. Nhặt sạch rau, rửa dưới vòi nước và để cho rau ráo nước. Dùng tỏi củ bóc vỏ, đập dập. Làm nóng chảo trên bếp cùng với dầu ăn, rồi cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho rau mồng tơi đã chuẩn bị vào, nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi xào rau tới chín mềm thì tắt bếp. Vậy là bạn đã có thêm một món ăn ngon nữa.
Ngoài ra, còn có một số cách chế biến món ăn khác với mồng tơi có phần kỳ công hơn như: canh rau đay mồng tơi nấu với cá rô đồng hay cháo ếch rau mồng tơi cũng khá ngon và nhiều dinh dưỡng không kém.
Ăn vải kiểu này là bạn đang tự hại cả nhà
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Ăn vải kiểu này là bạn đang tự hại cả nhà – hãy lưu ý ngay để luôn có được sức khỏe tốt nhất! |
Những thực phẩm phụ nữ bắt buộc phải tránh xa
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Dưới đây là những thực phẩm bắt buộc phụ nữ phải tránh xa – hãy lưu lại để biết và có được sức khỏe tốt nhất! |