2016-12-26 15:27:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"soc-phan-ve":"s\u1ed1c ph\u1ea3n v\u1ec7"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvaHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzEyLzI2L25ndXllbi1uaGFuLWNhY2gteHUtbHktdmEtcGhvbmctdHJhbmgtc29jLXBoYW4tdmUtMTUyNjQwLmpwZw==.webp

Có tránh được Tử thần mang tên “sốc phản vệ”?

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Vì vậy, phải hiểu rõ biểu hiện của người bệnh để từ đó tìm ra cách giải quyết an toàn và chính xác.

Nguyên nhân gây sốc phản vệ

soc-phan-ve

 Sốc phản vệ khi gây mê phẫu thuật rất dễ gây tử vong. Ảnh: Internet.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ chứ không chỉ đơn thuần là do tiêm thuốc vắc xin như nhiều người lầm tưởng. Trong đó, thuốc là nguyên nhân hàng đầu, hay gặp nhất là những thuốc kháng sinh họ β lactam, chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, gây tê, gây mê… Kế đến là những thực phẩm như trứng, sữa, các loại hạt có vỏ…

Bên cạnh đó, sốc phản vệ còn xảy ra do vết côn trùng cắn như rắn, bọ cạp, nhện hoặc ong đốt.

Trong vài trường hợp hiếm, tập thể dục và các hoạt động aerobics cũng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Ngoài ra, còn một số yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị sốc phản vệ như đã từng bị trong quá khứ, dị ứng hoặc hen suyễn và trong gia đình có tiền sử bị sốc phản vệ… Nếu bạn không biết chính xác nguyên nhân gây ra dị ứng, hãy đi xét nghiệm để tìm ra kết quả cụ thể.

Biểu hiện của người bị sốc phản vệ


da

Da ửng đỏ là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn bị sốc phản vệ. Ảnh: Internet.

Cảm thấy thở khò khè hoặc khó thở, đột nhiên cảm thấy nóng, chóng mặt và bị mất ý thức. Về hệ tiêu hóa, người bị sốc phản vệ sẽ cảm thấy đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, hoặc tiêu chảy. Lưỡi hoặc môi bị sưng, và cảm giác như bạn có một khối u trong cổ họng. Cảm giác ngứa tay, chân, miệng, hoặc da đầu. Đặc biệt, da bị dị ứng sẽ nổi mề đay, da ửng đỏ, hay da nhợt nhạt.

Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cá thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các dị nguyên hay chất lạ vào cơ thể, mặt khác chủ yếu phụ thuộc vào thời gian xử trí điều trị đúng.

Các biến chứng của sốc phản vệ

Sốc phản vệ là cực kỳ nghiêm trọng. Nó có thể chặn đường thở và khiến bạn đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao. Những biến chứng nặng nề của sốc phản vệ là: tổn thương não, suy thận, sốc tim – xảy ra vì tim không bơm đủ máu cho cơ thể của bạn, loạn nhịp tim (tim đập quá nhanh hoặc quá chậm), đau tim và có thể dẫn đến tử vong. Sốc phản vệ cũng có thể ảnh hưởng trầm trọng và vĩnh viễn đối với những người bị bệnh đa xơ cứng.

Cách xử lý trong trường hợp sốc phản vệ

epipens-price-increase

Sử dụng Epi Pen khi bản thân xuất hiện triệu chứng của sốc phản vệ. Ảnh: Internet. 

– Đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

– Nhanh chóng sử dụng EpiPen (nếu có). EpiPen là bút tiêm epinephrine dùng để điều trị phản ứng dị ứng của sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể gây tử vong và bệnh nhân cần được điều trị trước khi gọi dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp. Epinephrine là chất tổng hợp của adrenaline tự nhiên sản sinh trong cơ thể. Đừng cố gắng để uống bất kỳ loại thuốc uống nếu bạn đang gặp khó thở.

Thậm chí, nếu bạn cảm thấy đỡ hơn sau khi sử dụng EpiPen, bạn vẫn phải đi khám ở bệnh viện. Bởi vẫn có nguy cơ đáng kể việc các triệu chứng xuất hiện trở lại ngay sau khi thuốc hết tác dụng.

– Nếu sốc phản vệ xảy ra vì một vết cắn của côn trùng, hãy loại bỏ ngòi nếu có thể. Sử dụng thẻ nhựa, chẳng hạn như thẻ tín dụng. Nhấn thẻ vào da, trượt dần về phía ngòi để nảy nó lên khỏi da. Đừng nặn ngòi vì điều này có thể phát tán nọc độc nhanh chóng.

-Tại bệnh viện, bạn sẽ được các bác sỹ tiêm epinephrine (adrenaline) ngay lập tức. Điều này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng dị ứng.

Cách phòng tránh bị sốc phản vệ

uong-thuoc

 Không tự ý uống thuốc khi chưa có sự cho phép của các bác sỹ. Ảnh: Internet.

– Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ nếu bản thân bạn đã từng bị dị ứng hoặc trong gia đình có tiền sử về dị ứng thuốc. Không được tự ý ngưng thuốc khi chưa thông qua ý kiến của bác sỹ.

– Luôn mang theo các thuốc giải dị ứng như EpiPen chẳng hạn.

– Nếu cơ thể xuất hiện biểu hiện hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi… khi đang tiêm thuốc, hãy báo cáo ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý. Ngoài ra, nên cẩn trọng trong việc ăn uống thực phẩm lạ bởi với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc phản vệ.

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...