Chuyện ăn uống ra sao để cơ thể khỏe mạnh trong suốt 9 tháng của thai kì là điều quan trọng bậc nhất với bất cứ mẹ bầu nào. Ngay cả những phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đã có con, điều này cũng cần quan tâm không kém. Đây là giai đoạn mà bạn cần giữ cho tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể khỏe mạnh nhất có thể để giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Đó là lý do mẹ bầu thường quan tâm đến những thực phẩm “ăn gì bổ nấy”, nhất là các loại hoa quả vì chúng tốt mà không khiến mẹ bầu bị tăng cân quá nhiều.
Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm tự nhiên trông khá giống 1 số bộ phận cơ thể người và cực tốt cho bộ phận đó, mẹ cùng tham khảo nhé:
1. Bưởi – Ngực
Bưởi, cam và các loại trái cây họ cam quýt khác nhìn khá giống với ngực phụ nữ và chúng giúp ích rất nhiều cho sự di chuyển các bạch huyết trong và ngoài của vú. |
Bưởi, cam và các loại trái cây họ cam quýt khác nhìn khá giống với ngực phụ nữ và chúng giúp ích rất nhiều cho sự di chuyển các bạch huyết trong và ngoài của vú. Bưởi còn chứa limonoids – chất được chứng minh là có thể ức chế sự phát triển bệnh ung thư ở các tế bào vú của con người.
2. Quả óc chó – Não
Quả óc chó có vẻ ngoài rất giống với bộ não của con người và đã được công nhận là 1 trong những món ăn tốt cho não. Quả óc chó chứa nhiều omega-3 và có nhiều chất chống oxy hóa, axit folic (vitamin B9), vitamin E hơn bất cứ loại hạt nào khác. Thế nên mẹ hãy bổ sung loại quả tuyệt vời này mỗi ngày để em bé sinh ra thật thông minh nhé.
Quả óc chó có vẻ ngoài rất giống với bộ não của con người và đã được công nhận là 1 trong những món ăn tốt cho não. |
Mẹ bầu cũng lưu ý khi ăn quả óc chó: cần ngâm và rửa sạch đúng cách (cũng như hầu hết các loại hạt khác) giúp loại bỏ phytates và kích hoạt các enzym để hấp thụ chất dinh dưỡng tối ưu.
3. Cà rốt – Mắt
Một củ cà rốt thái lát trông giống như 1 con mắt vậy, nó thậm chí còn có hình ảnh trông giống như đồng tử và mống mắt. |
Một củ cà rốt thái lát trông giống như 1 con mắt vậy, nó thậm chí còn có hình ảnh trông giống như đồng tử và mống mắt. Và loại củ này thực sự tốt cho mắt của cả mẹ và bé. Beta-carotene trong cà rốt giúp duy trì thị lực khỏe mạnh, chống lại sự thoái hóa điểm vàng và sự phát triển của đục thủy tinh thể. Ngoài ra, vitamin A trong cà rốt còn hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của phôi thai, tốt cho quá trình phát triển mắt và hệ thần kinh trung ương của em bé nữa.
4. Cần tây – Xương
Thân cây cần tây có hình dáng giống như xương trong cơ thể người. Mẹ có biết rằng, cần tây chứa silicon giúp xương khỏe mạnh hơn. Còn 1 điều thú vị và đáng ngạc nhiên nữa là: xương có chứa 23% natri và cần tây cũng có 23% natri.
5. Cà chua – Trái tim
Cà chua giống với trái tim hơn bất kỳ loại trái cây nào khác và chúng chứa lycopene giúp giảm nguy cơ bệnh tim. |
Cà chua giống với trái tim hơn bất kỳ loại trái cây nào khác và chúng chứa lycopene giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Cà chua cũng là 1 nguồn vitamin C giàu có rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Đó là lý do vì sao mẹ không nên bỏ qua loại quả tuyệt ngon này trong thai kì, vì chúng không chỉ giúp mẹ ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch mà còn giúp tăng sức đề kháng cũng như có làn da thật đẹp ngay cả khi mang thai.
6. Nấm – Tai
Những lát nấm có hình dáng giống như tai của con người và quả thực, nấm rất tốt cho sức khỏe của đôi tai. Trong nấm giàu vitamin D rất cần thiết để ngăn ngừa tình trạng mất thính giác.
7. Quả bơ – Tử cung
Bơ đã được chứng minh giúp cân bằng nội tiết tố và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả. Trùng hợp ở chỗ, các bà mẹ phải mang thai 9 tháng để em bé phát triển đầy đủ trong tử cung, và 1 quả bơ cũng phải mất chính xác 9 tháng để phát triển từ 1 bông hoa cho tới khi là 1 trái chín.
Ngoài ra, khi xẻ dọc trái bơ, ta cũng có thể thấy hình dáng của nó hệt như một bào thai nằm trong tử cung vậy. Và chắc hẳn mẹ đã biết bơ kì diệu với thai nhi như thế nào rồi đấy! Chúng không chỉ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho mẹ và bé mà còn giúp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
8. Gừng – dạ dày
Gừng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua như là 1 phương thuốc tự nhiên đối với sức khỏe dạ dày. Chất Gingerol tạo cho gừng hương thơm và mùi vị đặc trưng, có khả năng ngăn ngừa buồn nôn và ói mửa.
Các bà mẹ mang thai thời kỳ đầu có thể sử dụng gừng với liều lượng vừa phải để chống nghén.
9. Nho – Phổi
Chùm nho giống như các phế nang của phổi. Các phế nang của phổi cho phép oxy đi từ phổi vào máu. Một chế độ ăn nhiều nho tươi đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ bị ung thư phổi. Trong hạt nho cũng có chứa 1 chất gọi là proanthocyanidin, có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn do dị ứng.
10. Khoai lang – Tụy
Khoai lang có thể giúp tuyến tụy thực hiện chức năng của mình bằng cách giúp ổn định lượng đường trong máu. |
Khoai lang có thể giúp tuyến tụy thực hiện chức năng của mình bằng cách giúp ổn định lượng đường trong máu. Khoai lang cũng chứa nhiều vitamin B6 có tác dụng ngăn sự phát triển của bệnh ung thư tuyến tụy. Không chỉ vậy, ăn khoai lang còn có rất nhiều tác dụng khác với mẹ bầu, đặc biệt là giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai vô cùng hiệu quả.
11. Rau dền – Máu
Rau dền, đặc biệt là rau dền đỏ luôn là những thứ “ưu tiên” hàng đầu cho người mới sinh con bởi tính “lành” và bổ máu. Ngoài ra, tiết luộc cũng là món ăn được những người mắc bệnh thiếu máu lựa chọn với suy nghĩ “ăn gì bổ nấy”, “thiếu cái gì bổ sung cái nấy”. Tuy nhiên, việc ăn nhiều, lặp đi lặp lại một vài loại thực phẩm dễ gây ngán.
20 mẹo vặt nấu ăn giúp nàng xào nấu nhanh thoăn thoắt
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Hãy ghi ngay vào sổ tay hoặc note vào điện thoại các mẹo hữu ích khi nấu ăn để không bị quên bạn nhé. |