1. Trứng và sữa- một bữa ăn sáng
Rất nhiều người cho rằng, buổi sáng, uống một ly sữa, ăn một quả trứng chiên là đủ để ra khỏi nhà. Nhưng chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, trứng và sữa chỉ là sự kết hợp của chất đạm và chất béo. Thực đơn này thiếu mất carbohydrate. Cơ cấu hợp lý cho bữa sáng gồm chất đạm, chất béo, carbohydrate theo tỷ lệ 12:28:60. Trong đó, tỷ lệ carbohydrate trong ngũ cốc là lớn nhất. Tuy nhiên, nếu bữa sáng ăn quá nhiều bánh mỳ, bột, cơm hoặc các lương thực khác có chứa nhiều đường và chất béo thì cơ thể sẽ cần một thời gian dài để tiêu hóa, dễ làm cho máu tập trung vào hệ thống tiêu hóa, gây tình trạng thiếu máu não, khiến ta suy nghĩ chậm hơn.
2. Đồ dư của bữa tối là bữa sáng
Thức ăn thừa để qua đêm, đặc biệt là rau quả, sẽ sản xuất ra chất nitrit ăn vào sẽ có hại cho bạn. |
Nhiều bà nội trợ thường nấu bữa tối nhiều hơn một chút, để sáng hôm sau làm nóng lại cho mọi người ăn. Cách này giúp bữa sáng có đầy đủ món (gần như bữa tối hôm trước). Tuy nhiên, thức ăn thừa để qua đêm, đặc biệt là rau quả, sẽ sản xuất ra chất nitrit (được xem là chất gây ung thư), ăn vào sẽ có hại cho sức khỏe. Do đó, ăn sáng không chỉ cần đủ chất, mà còn cần là thực phẩm tươi, đặc biệt là rau quả. Với những thực phẩm khác, bạn phải cất giữ trong tủ lạnh và làm nóng kĩ trước khi ăn.
3. Vừa đi vừa ăn sáng
Một tình trạng của người thành phố là mua đồ ăn sáng ở bên ngoài như bánh mỳ,bánh bao… vừa trên đường đi làm, đi học… vừa ăn. Cách làm này không chỉ kém văn minh lịch sự mà nó còn ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ thức ăn. Thêm nữa, đồ ăn sáng bên ngoài thường không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Bạn nên lựa chọn hàng quán sạch sẽ, ngồi ăn uống từ tốn, hoặc mua về nhà ăn.
4. Đồ ăn nhẹ để ăn sáng
Nhiều người chuẩn bị một số thức ăn nhẹ để cho bữa sáng như bánh quy, các loại hạt… Chuyên gia chỉ ra rằng, lúc đói, bạn có thể ăn tạm bánh quy, socola và các loại đồ ăn vặt khác, nhưng bữa sáng rất quan trọng. Những đồ ăn nhẹ này chủ yếu là thực phẩm khô, ăn vào buổi sáng khiến cơ thể mất nước, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu. Thêm nữa, ăn ít khiến bạn cảm thấy đói sớm.
Đến thời điểm gần trưa, lượng đường trong máu sẽ giảm đáng để. Ăn nhẹ vào bữa sáng dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thể chất suy giảm, dễ mắc bệnh.
5. Giảm cân ăn sáng bằng hoa quả
Nhiều người muốn giảm cân thường bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng bằng hoa quả. Nhưng cách làm này chỉ có một kết quả là bữa trưa và bữa tối sẽ ăn nhiều hơn, khiến cơ thể không giảm được cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, buổi sáng, cơ thể không được cung cấp năng lượng thì hoạt động kém hiệu quả.
6. Ăn không đúng giờ
Bạn ngủ nướng đến 9-10 giờ rồi mới thức dậy và ăn sáng? Thói quen này thực sự không tốt vì lúc này bụng sẽ đói cồn cào và bạn sẽ không còn thấy ngon miệng nữa. Không những vậy, ăn sáng muộn sẽ làm giảm hiệu quả và ảnh hưởng đến bữa trưa. Tốt nhất hãy tập dậy sớm và ăn sáng trong vòng một giờ sau khi thức dậy.
7. Ăn sáng nhầm chất béo
Bổ sung quá nhiều hoặc sai chất béo sẽ gây phản ứng ngược không tốt cho cơ thể. Không nên ăn món ăn chứa các axit béo bão hòa như thịt hun khói và bơ. Thay vào đó, hãy lựa chọn sữa chua với một ít hạt.
8. Ăn sáng quá no
Ăn quá nhiều sẽ gây áp lực cho các cơ quan trong cơ thể và làm chậm quá trình trao đổi chất. Bạn chỉ nên áp dụng khẩu phần ăn với tỉ lệ protein và carbohydrat vừa phải giúp nạp đủ năng lượng cần thiết để bắt đầu một ngày làm việc.
Cách nấu cháo vịt ngon chuẩn vị cho bữa sáng
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Cháo vịt là món ăn đặc biệt hấp dẫn, nhất là cho những bữa ăn sáng. Bát cháo vịt thơm ngon chắc chắn sẽ khiến cả gia đình bạn hài lòng. |