Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt, chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm cao hơn cả thịt, cá. Cải thảo nấu chín chứa nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, sắt, mangan, folat, cũng như nhiều thành phần hoạt chất có ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe.
Cải thảo có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, cũng có thể ăn sống, muối chua, làm nộm như rau xà lách, nấu lẩu, xào… Khi chế biến cải thảo, bạn không nên nấu chín quá sẽ làm cải mất độ ngon, giòn và các vitamin dễ tan ở nhiệt độ cao.
Cải thảo là một trong những loại rau xanh bổ dưỡng nhất trong mùa đông. Loại rau này giúp nhuận tràng, lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm mỡ thừa và có khả năng chống ung thư. Hơn nữa, đây là loại rau có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và được nhiều người ưa thích.
Tuy nhiên gần đây, thông tin cải thảo Trung Quốc bị phun dung dịch formaldehyde (chất gây ung thư, thường dùng để ướp xác) để rau luôn 'tươi rói', bắt mắt đang khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang. Những người bán rau giải thích, do vào các tháng trời nóng, rau cải thảo dễ phân hủy nên họ phải dùng chất formaldehyde để rau được tươi lâu trong quá trình vận chuyển. Do đó, để tránh mua phải loại cải thảo bị ngâm, tẩm các chất hóa học nguy hại, người tiêu dùng phải biết cách chọn cải thảo an toàn, đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đình.
Cách nhận biết cải thảo Trung Quốc có ngâm tẩm hóa chất
Về hình dáng, cải thảo Trung Quốc thường được bọc trong túi lưới, có hình dáng tròn trịa hơn và mượt, không bị nhàu, nát hay xước, đầu búp uốn vào và không bị xoăn, hình thức bắt mắt. Cải thảo Việt Nam có bắp thon dài, đầu búp thường xoăn và hình thức không bắt mắt bằng cải thảo Trung Quốc, có thể hơi bị dập trong quá trình vận chuyển.
Khi cắt đôi, loại cải thảo Trung Quốc có kết cấu lỏng lẻo hơn, các lá không bó sát lại với nhau. Cải thảo Việt Nam có bẹ cứng. Khi cắt, kết cấu bên trong chặt chẽ, các lá cuốn chặt vào với nhau. |
Về kích thước, người tiêu dùng chỉ nên chọn cải thảo có kích thước vừa phải. Bởi cài thảo Trung Quốc có kích thước to hơn cải thảo Việt Nam, cầm thấy nặng tay hơn. Khi cắt đôi, loại cải này có kết cấu lỏng lẻo hơn, các lá không bó sát lại với nhau. Cải thảo Việt Nam có bẹ cứng. Khi cắt, kết cấu bên trong chặt chẽ, các lá cuốn chặt vào với nhau.
Về màu sắc, cải thảo Trung Quốc có màu xanh đậm, nhìn trông hấp dẫn hơn. Cải thảo Việt Nam màu nhạt hơn, thường là trắng sáng, không được bóng đẹp, mượt mà. Về mùi vị, cải thảo Việt Nam có vị ngọt nhẹ, thanh mát. Cải thảo Trung Quốc có vị ngai ngái. Nếu cải thảo vẫn còn tồn dư nhiều hóa chất thì luộc lên còn có mùi khó chịu.
Cách sử dụng và chế biến
– Cải thảo khi chế biến (luộc, xào, nấu canh, ăn lẩu…) không nên nấu chín quá sẽ làm cải mất độ ngon, giòn và các vitamin dễ tan ở nhiệt độ cao. Đây cũng là loại rau được người Việt Nam ưa chuộng, chế biến thành món kim chi nổi tiếng của Hàn Quốc.
– Nên cắt thẳng đứng để tốt cho việc giữ nước và giữ được chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Cải thảo nên rửa trước sau đó mới cắt rồi chế biến.
– Cải thảo không nên nhúng trong nước sôi quá lâu, chỉ nên để khoảng 20 – 30 giây.
Chọn mua và bảo quản
– Cải thảo không cần rửa mà cho luôn cả cây, bọc kín bằng giấy báo và để trong ngăn mát hoặc ngăn rau củ của tủ lạnh. Thời hạn bảo quản trong tủ lạnh là 1 tuần.
– Nếu bảo quản ở ngoài thì chỉ nên để trong ngày và không để cải thảo chỗ nhiều ánh sáng dẫn tới bị đắng.
– Nên mua cải thảo ở những địa chỉ uy tín, tại các siêu thị lớn, tránh mua cải thảo ở những hàng rong, không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Những mẹo hay đánh bay mùi tanh khi nấu cá
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Để mùi tanh của cá không còn vương vấn trong món ăn, ở tay hay trên dao thớt sau khi sơ chế cũng cần có mẹo chị em nhé! |