Thịt bò khô
Thịt bò khô được nhiều người yêu thích nhưng lại là loại thực phẩm độc hại. Thịt bò khô công nghiệp có chứa các hóa chất có hại như monosodium glutamate, sodium nitrite, polysorbate 80, high fructose corn syrup, và một loạt các hương liệu từ không rõ nguồn gốc.
Măng
Hiện nay, không chỉ với măng khô mà măng tươi cũng được một số cơ sở sản xuất dùng hóa chất trong quá trình xử lý. Việc này giúp cho măng được tươi lâu, có màu sắc tươi ngon, đẹp mắt. Kể cả đối với măng không tẩm ướp hóa chất thì trong măng tươi cũng có chứa hàm lượng cyanide rất cao. Khi ăn, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit HCN, là một chất cực độc với cơ thể. Trẻ em, người già là đối tượng dễ nhạy cảm với độc tính của măng.
Mẹ có thể khử độc măng tươi bằng cách rửa bằng nước sạch nhiều lần, luộc thật chín, sau đó tiếp tục rửa lại bằng nước sạch để giảm bớt độc tố trong măng. Trong quá trình luộc măng, khi nồi măng sôi cần mở vung để chất độc có trong măng sẽ thoát ra ngoài và những măng tre có màu bất thường hoặc có mùi lạ thì nên loại bỏ vì đây là dấu hiệu của măng ngâm hóa chất.
Giò, chả
Giò chả là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Việt Nam. Tuy nhiên, món ăn này vốn hay mang “tiếng xấu” là chứa nhiều hàn the hoặc các loại phụ gia, hóa chất độc hại khác mà người sản xuất thường cho vào để tạo độ giòn, dai và kéo dài thời gian sử dụng của giò, chả. Vì thế, việc tìm nguồn bán giò, chả sạch, không hóa chất là điều vô cùng quan trọng để cả gia đình có thể yên tâm đón Tết.
Ô mai, mứt có màu sặc sỡ
Mặc dù ô mai và mứt là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết nhưng nếu cha mẹ không tỉnh táo khi chọn mua chúng thì rất dễ gây hại cho sức khỏe của con. Những loại ô mai, mứt có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt thường được tẩm ướp nhiều hóa chất, phụ gia. Chưa kể, người sản xuất có thể sử dụng chất tạo ngọt, chất tẩy trấng, chất bảo quản,… để đề phòng ô mai khỏi bị thối rữa, chảy nước. Do đó, cha mẹ nên mua mứt, ô mai ở các cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, thành phần thời hạn sử dụng rõ ràng.
Miến
Món miến hay đi kèm với măng khô thành một “cặp bài trùng” ngày Tết thường bị “tố cáo” là được “tắm” nhiều hóa chất độc hại, chẳng hạn như chất tẩy trắng, hàn the,… để có màu sắc đẹp, nhìn sạch sẽ, bắt mắt và có độ dai.
Mẹ nên lưu ý, khi thấy những loại miến có bóng, có màu vàng khác thường hoặc trắng tinh thì không nên mua. Trong quá trình chế biến miến, để giảm bớt nguy cơ độc hại của món ăn này, nên rửa sạch miến nhiều lần qua nước hoặc qua nước muối loãng.
Thức ăn xông khói, nướng
Thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ phát tán ra một loại chất độc có thể làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng, và gây ra ung thư.
Cách bảo quản bánh chưng sau Tết không bị mốc và hỏng
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Bảo quản bánh chưng sau ngày Tết là điều được nhiều người quan tâm. Sau đây là một số mẹo giúp bạn giữ được bánh thơm ngon lâu hơn. |