2016-07-12 14:16:58
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"29-tuan-tuoi":"29 tu\u1ea7n tu\u1ed5i","su-phat-trien-cua-thai-nhi-29-tuan-tuoi":"s\u1ef1 ph\u00e1t tri\u1ec3n c\u1ee7a thai nhi 29 tu\u1ea7n tu\u1ed5i","thai-nhi":"thai nhi","thai-nhi-29-tuan-tuoi":"thai nhi 29 tu\u1ea7n tu\u1ed5i","thai-nhi-29-tuan-tuoi-nhu-the-nao":"Thai nhi 29 tu\u1ea7n tu\u1ed5i nh\u01b0 th\u1ebf n\u00e0o"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:450:276:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzA3LzEyL3RoYWktbmhpLXR1YW4tdGh1LTI5LW5odS10aGUtbmFvLTEtcGh1bnV0b2RheXZuXzE0NjgzMDc4NjYtMTAzOTA3dGhhaS1uaGktdHVhbi10aHUtMjktbmh1LXRoZS1uYW8uanBn.webp

Thai nhi tuần thứ 29 như thế nào?

Thai nhi ở tuần thứ 29 đã trở thành một em bé với mọi chức năng đều hoàn thiện. Liệu đến tuần thứ 29 này, bé có những thay đổi như thế nào?

Thai nhi tuần thứ 29 phát triển như thế nào?

Đến tuần này, các mẹ sẽ ngày càng phải chịu những cơn đau do chính các bé yêu đang “luyện tập” trong cơ thể mẹ đem lại. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để các mẹ chuẩn bị tốt nhất cho cơ thể cũng như những việc khác để có thể cũng cả gia đình và đặc biệt là ông xã chào đón bé yêu chào đời nhé.

Sự phát triển của thai nhi thay đổi như thế nào ở tuần 29?

Kích thước và hình dạng của thai nhi:

Cứ mỗi tuần trôi qua, thai nhi lại đang lớn dần mỗi ngày. Vào tuần này, bé đạt chừng 38,6 cm, chỉ ít hơn 10 cm so với chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh. Giờ đây bé tăng cân nhiều hơn tăng về chiều dài.

Giấc ngủ của thai nhi:

Nếu mẹ bầu nghĩ khi bé ngủ thì sẽ rất ngoan. Nhưng không đâu nhé, khi ngủ bé thường đảo mắt qua lại rất nhanh. Kiểu ngủ với chuyển động mắt nhanh như vậy thường kéo dài, và là giai đoạn ngủ quan trọng đối với đời sống con người đến mức một số nhà nghiên cứu đã phân loại rằng con người thật ra chỉ có 3 trạng thái: thức, ngủ, và ngủ có chuyển động mắt nhanh.


Não bộ và hệ thần kinh:

Mô tả ảnh.
Những bước phát triển diệu kỳ của thai nhi ở tuần thứ 29

Đến tuần thứ 29, não bộ và hoạt động thần kinh của bé phát triển tinh tế hơn. Hàng triệu kết nối hoặc khớp thần kinh trong não bộ đang được hình thành và được kích thích bởi mọi tín hiệu hoạt động mà bé nhận được từ bên ngoài vào thế giới nhỏ bé của mình: giọng nói của bạn, tiếng ồn trong nhà, ánh sáng, chuyển động và âm nhạc, v.v…

Thậm chí, não ở tuần thứ 29 đã phát triển đến mức nó có thể giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt. Dĩ nhiên, bé chưa thể tự làm điều đó một mình, bé vẫn cần độ ấm của cơ thể mẹ để giúp bé ấm áp cho đến khi chào đời.

Hình thành hệ miễn dịch:

Đây đã là giai đoạn thứ 3 của thai kỳ, hệ miễn dịch của em bé lúc này đã được hình thành. Bé có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. Bé cũng nghe rõ những điều bạn nói, vì thế hãy cho bé nghe nhạc, đọc sách cho bé nghe để thêm gắn kết tình cảm và rèn luyện thính giác cho bé.

Móng tay, chân và lớp mỡ hình thành:

Nếu như các tuần trước, các móng tay, chân mới chỉ đang mọc thì đến bây giờ đã dần hoàn thiện và lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ.

Chớp mắt:

Nhìn qua siêu âm, đến tuần thai này bé trông như 1 em bé đủ tháng. Bé tròn trịa ra một cách đáng yêu. Bề mặt của da mịn màng và xanh hơn vì chất béo bắt đầu phát triển. Chất béo này là yếu tố quan trọng giúp bé giữ ấm cơ thể. Bé cũng bắt đầu có lông mi và có thể chớp mắt nữa đấy.

Trong tuần thứ 29, mẹ bầu nên bổ sung gì cho cơ thể?

1. Mẹ bầu cần chuẩn bị tiêm phòng uốn ván (thường được chỉ định tiêm từ tháng thứ 6 thai kỳ và tiêm mũi tiếp theo sau 1 tháng) để phòng tránh bệnh cho cả mẹ và bé đấy nhé.

2. Cung cấp và hãy bổ sung thêm vitamin C, protein, axit folic và sắt cho cơ thể mẹ và cũng là , để đáp ứng cùng với sự phát triển của bé. Các mẹ có thể ăn pho mát, sữa chua, hoặc nước cam để làm giàu lượng canxi, vitamin trong cơ thể.

Trong thời gian này, bé sẽ hấp thụ được khoảng 250mg canxi trong cơ thể mẹ để giúp cho bộ xương của bé cứng cáp mỗi ngày.

3. Mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung trong giai đoạn này một dưỡng chất được gọi là docosahexaenoic acid (DHA), giúp tế bào não và thần kinh phát triển.  Mẹ bầu có thể tìm thấy DHA trong hạt lanh, dầu hạt cải, quả óc chó và trong các loại cá béo như cá hồi.

4. Nên thay đổi những món uống thường dùng như trà, sữa thành nước khoáng và nước tinh khiết.

5. Mẹ bầu tuyệt đối đừng nằm ngay sau khi ăn, ít nhất là 1 – 2 giờ sau bữa ăn mới nên nằm nghỉ, như thế sẽ giúp cải thiện chứng táo bón thai kỳ. Khi ngủ bạn nên tìm một chiếc gối để gác chân thì mẹ sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho cả mẹ và thai nhi nữa nhé.

Thai nhi tuần thứ 16 như thế nào?
Thai nhi tuần thứ 16 như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Đến tuần thứ 16, mẹ bầu vẫn đang rất tò mò về sự phát triển của thai nhi. Vậy sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 16 như thế nào?
Thai nhi tuần thứ 18 như thế nào?
Thai nhi tuần thứ 18 như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Đến tháng thứ 6 của thai kỳ, các mẹ có muốn biết thai nhi của các mẹ đang dần lớn lên như thế nào không, chúng ta hãy cùng xem nhé.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...