Thai nhi đến tuần thứ 28 của thai kỳ có những sự phát triển nào?
Mẹ bầu càng đến gần những tháng cuối, cơ thể càng cần thêm nhiều dưỡng chất để có thể nuôi cả cơ thể của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu có biết cơ thể bé phát triển như thế nào ở tuần thứ 28 và các mẹ cần lưu ý những gì khi mang thai ở tuần 28, chúng ta hãy cùng thử tìm hiểu nào.
Thai nhi phát triển như thế nảo ở tuần thứ 28?
Kích thước và chiều dài:
Giờ đây, bé có chiều dài khoảng 37,6 cm tính từ đỉnh đầu đến mông, cân nặng khoảng 1,05kg. Từ giờ đến vài tuần kế tiếp, bé sẽ tiếp tục tăng cân.
Đến tuần thứ 28 này, các mẹ bầu cũng nên thưởng thức các món ăn mà bạn yêu thích một cách điều độ. Nếu bạn thật sự thèm món nào đó, và nó không có hại cho cả bạn và bé thì bạn đừng hạn chế. Cho dù bạn kềm chế thì bạn cũng sẽ luôn luôn nghĩ đến nó. Tuy nhiên, các mẹ cũng hãy tránh các món ăn có chứa vi khuẩn Listeria gây bệnh truyền nhiễm theo đường ăn uống.
Lớp mỡ và sự hình thành da của các bé:
Các lớp mỡ đang được tích tụ dưới da của bé và làm da bé căng hơn, đỡ nhăn nheo hơn trước. Các nếp nhăn ở da tay chân và cơ thể sẽ được bồi đắp liên tục, cho đến khi sinh sẽ thấy da của bé trở nên mềm mại hơn và bé nhìn bụ bẫm hơn.
Não bộ và hệ thần kinh:
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 28 thay đổi như thế nào? |
Tuần thứ 28, não bộ của bé lớn dần và hệ thần kinh từ từ được hoàn chỉnh. Khi bé được sinh ra, bé sẽ có hàng triệu dây thần kinh cảm nhận những động tác và kích thích đầy tình yêu thương của bạn, và để hình thành quá trình tạo các khớp nối các thần kinh với nhau tạo một hệ thống thần kinh trưởng thành.
Não của bé phẳng, nhưng đến các tuần sau các nếp nhăn trên bề mặt não sẽ bắt đầu hình thành. Vỏ não của bé đang phát triển để hỗ trợ bộ nhớ và ý thức. Những điều này chính là biểu hiện của việc nghe ngóng và cảm nhận sự vật sau khi bé chào đời. Lượng mô não cũng bắt đầu tăng trong tuần thứ 28. Sự phát triển lông và tóc cũng tiếp tục.
Do bé đã bắt đầu hình thành các giác quan, đặc biệt là thính giác nên các mẹ không cần đợi cho đến khi bé chào đời mà hãy bắt đầu giao tiếp với bé bằng các cách như nói chuyện, ca hát, xoa bụng và tưởng tượng hình ảnh về bé.
Bé sẽ xoay trở ngày càng nhiều hơn:
Ở tuần này, bé bắt đầu xoay ngôi trong bụng mẹ, xoay đầu lên, xoay đầu xuống, xoay bên hông và thậm chí xoay đầu ngang rốn. Quá trình xoay đổi ngôi sẽ kết thúc nhanh chóng vì khi bé càng lớn thì càng không còn nhiều chỗ cho bé xoay trở.
Sự hoàn hiện của móng tay:
Móng tay của bé đã được hình thành đầy đủ. Vài bé phải được cắt móng tay sau vài ngày sinh vì sợ bé tự làm trầy mặt mình.
Sự hình thành gai lưỡi:
Gai lưỡi của thai nhi phát triển nhiều hơn so với lúc ra đời sau này. Chính vi vậy vị giác của bé rất nhạy bén. Lông mày và lông mi đã rõ ràng, tóc trên đầu cũng mọc dài hơn. Bé tròn trịa hơn do làn da căng phồng bởi lớp mỡ phía dưới.
Mẹ bầu thường gặp phải bệnh gì khi mang thai?
Bệnh trĩ xuất hiện:
Ở tuần thia thứ 28, mẹ bấu phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh trĩ. Nguyên nhân là do phần tử cung của mẹ lớn lên mỗi ngày để phù hợp với sự phát triển của bé. Chính điều này sẽ giúp cho mẹ những triệu chứng của bệnh trĩ. Mẹ bầu có thể có những triệu chứng như: mạch máu ở vùng hậu môn sưng lên là hiện tượng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Nếu bị ngứa hoặc có cảm giác đau đớn, hãy thử ngâm mình trong một bồn tắm ngồi hoặc chườm lạnh ở các vùng này.
Cách phòng tránh:
+ Trong giai đoàn này mẹ bầu chú ý nên tránh việc đứng hoặc ngồi quá lâu. Tuy nhiên, nếu các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai.
+ Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều chất sơ sẽ giúp bạn tránh cảm giác khó chịu của bệnh táo bón gây ra, việc uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ích cho bạn sức khỏe của mẹ và bé.
Triệu chứng như ợ nóng và táo bón – mẹ bầu nên dè chừng:
Trong giai đoạn này, các loại hoocmon thai kỳ, đặc biệt là progesterone khiến các mô của mẹ giãn ra, ở cả đường tiêu hóa. Chậm tiêu có thể gây ra các triệu chứng đầy hơi và ợ nóng, đặc biệt là sau khi bạn ăn quá nhiều, các triệu chứng của táo bón cũng theo đó mà xuất hiện.
Mẹ bầu đối mặt với những căn bệnh này ra sao?
+ Mẹ bầu nên lập cho mình một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất. Bởi trong giai đoạn này em bé của bạn đang cần một lượng dinh dưỡng lớn để phát triển cơ thể, vì vậy mẹ bầy hãy bổ sung thêm dinh dưỡng cho mẹ và bé nhiều chất xơ hớn nữa nhé.
+ Ngoài chất xơ, thai nhi cũng cần được bổ sung acid folic và vitamin để tăng trưởng và tiếp tục tạo máu. Mẹ nên ăn nhiều rau củ trong bữa ăn hàng ngày như rau chân vịt, cải bó xôi…
+ Mẹ bầu cũng nên ăn các loại hoa quả tươi để giúp cơ thể thoải mái hơn các mẹ nhé. Ngoài vitamin C lấy từ vỏ ổi hay cam thì mẹ bầu cũng đừng nên bỏ qua dưa hấu, đậu đỏ, hành tây, cần tây, bạc hà, tỏi, dưa leo,… có tác dụng lợi tiểu tiêu phù, do đó thai phụ có thể ăn thêm nhiều một chút các loại rau quả này.
+ Mẹ bầu nên uống thật nhiều nước:
Hàng ngày mẹ hãy uống thật nhiều nước trong thai kỳ giúp làm lượng nước ối trong tử cung của mẹ tăng lên. Đồng thời nó cũng sẽ giúp cho mẹ tránh khỏi các triệu chứng như tăng huyết áp hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sinh non.
+ Không những thế, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi đều đặn, ăn các món ăn nhẹ và nên giữ cho tinh thần luôn thư giãn các mẹ nhé.
Thai nhi tuần thứ 18 như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Đến tháng thứ 6 của thai kỳ, các mẹ có muốn biết thai nhi của các mẹ đang dần lớn lên như thế nào không, chúng ta hãy cùng xem nhé. |
Thai nhi tuần thứ 18 như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Đến tháng thứ 6 của thai kỳ, các mẹ có muốn biết thai nhi của các mẹ đang dần lớn lên như thế nào không, chúng ta hãy cùng xem nhé. |