Đối phó với tình hình rau quả tẩm ướp hóa chất tràn lan như hiện nay, người nội trợ cần có những bí quyết trồng rau quả tại nhà, kể cả trong điều kiện thiếu thốn không gian. Dưới đây là những phương pháp trồng rau củ cực hay đã được những người mẹ thông thái áp dụng.
1. Hành lá
Chuẩn bị:
Hành lá
Một hộp đựng trứng bằng nhựa hoặc bất kì chai lọ thấp bằng nhựa / thủy tinh
phương pháp trồng rau củ cực hay đã được những người mẹ thông thái áp dụng. |
Dao
Nước
Thực hiện:
Cắt phần trên lá xanh của hành để nấu ăn như bình thường và giữ lại phần gốc màu trắng nguyên vẹn.
Rửa thật sạch chai đựng nước. Nếu bạn tận dụng hộp trứng thì cần sử dụng kéo để khoét một lỗ vừa đủ để có thể cho cây hành lá vào ở một bên nắp hộp.
Đổ nước vào trong hộp đựng sao cho mực nước đủ để nhấn chìm phần gốc rễ của hành lá.
Cho từng cây hành lá vào trong hộp qua phần lỗ đã đục rồi đặt bình ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng không trực tiếp dưới nắng.
Thay nước hàng ngày để tránh thối nước, thối rễ.
2. Củ cải đỏ
Kỹ thuật trồng củ cải đỏ không quá khó, chúng thích hợp với những người không có nhiều thời gian để chăm sóc vườn nhà, lại cho rau sạch, giàu dinh dưỡng. Củ cải đỏ là một trong những cây trồng lý tưởng trên sân thượng cho gia đình phố.
Chuẩn bị:
Đất: Củ cải đỏ cần trồng trong đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Trước khi gieo hạt, loại bỏ sỏi, đá vụn trong đất để củ phát triển không bị méo mó, lồi lõm.
Ánh sáng: Củ cải nên được trồng ở góc nhiều nắng hoặc bán râm. Nếu củ cải thiếu nắng thì phần củ sẽ lớn ở đầu và rất nhỏ ở gốc.
Chậu trồng: Chậu hoặc thùng xốp trồng củ cải đỏ có thành cao khoảng 15-20cm.
Hạt giống
Thực hiện:
Ngâm hạt giống trong nước ấm 3-5h để vỏ mềm. Sau đó, vớt hạt ra để trên một lớp bông hoặc vải mỏng rồi tiếp tục phủ bông lên trên. Sau 3 ngày, đến khi hạt nứt nanh thì bắt đầu đem gieo trồng vào trong đất. Bạn sẽ loại bỏ được những hạt bị hỏng, lép mà không cần tốn công gieo vào đất.
Gieo hạt dưới lớp đất mỏng chừng 1cm, khoảng cách gieo giữa các hạt là khoảng từ 8 – 10 cm. để có chỗ cho củ phát triển sau này.
Tưới đều đặn 1-2 lần/ngày để đảm bảo đất ẩm cho cây nảy mầm.
Sau khi gieo hạt một tuần, cây bắt đầu ra hai lá mầm.
3. Gừng
Cách trồng
Lấy đất sau khi trộn đều, cho vào ½ chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 hom gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 cm.
Tưới nước nhẹ 2 – 3 lần/ ngày đủ ẩm, tránh chôn sâu củ gừng giống sẽ bị úng nước, dễ thối củ, sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm.
Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm một ngày một lần.
Bón phân và chăm sóc
Đặt chậu ở hiên hay cửa sổ có ánh sáng chiếu từ 5 đến 6 giờ/ngày thì gừng sẽ cho củ nhiều hơn. (Tuy nhiên, cây gừng cũng có thể sinh trưởng tốt nơi có nhiều ánh sáng nhưng lá bị nhạt màu hơn.)
Bón lên một lớp đất hỗn hợp dầy tù 3 – 4 cm khi thấy củ gừng nhô lên. Giữ đất luôn đủ độ ẩm, nhất là trong giai đoạn gừng xuống củ, nhưng không quá ướt. Ngừng tưới nước khi gừng rụng lá và sắp được thu hoạch
4. Rau chân vịt
Cách trồng :
Hạt giống có thể gieo không cần ngâm ủ . Nhưng tỉ lệ nảy mầm khoảng 60%
Ủ hạt giống : để hạt giống nảy mầm tốt nhất nên ngâm trong nước ấm theo 2 phần nước sôi 3 nước lạnh trong khoảng 5h sau đó phơi khô.
Chuẩn bị đất, ngâm hạt,… là những khâu quan trọng cần chú ý trong kỹ thuật trồng cây rau chân vịt |
Cho đất sạch và chậu nhựa hoặc thùng xốp
Gieo hạt thành hàng 10*15cm
Dùng bạt nhỏ hoặc bìa cát tông phủ kín lên khoảng 2-3 ngày. Vừa tránh được vi sinh vật ăn lá và nảy mầm nhanh.
Ngày tưới nước đều sáng và chiều dùng bình xịt tưới nước trong giai đoạn đầu để tránh lá bị dập
Sau 30 ngày thu hoạch
5. Xà lách
Gieo và chăm sóc cây con:
Do bộ rễ của xà lách ăn nông và yếu chịu úng, hạn nên đất vườn ươm cần tơi xốp, giàu mùn, giữ ẩm và thoát nước tốt. Đất được làm nhỏ, lên luống cao từ 25-30 cm, mặt luống rộng từ 0,8-1 m. Mỗi m2 đất vườn ươm sử dụng từ 3- 4 kg phân chuồng mục kết hợp với một lượng nhỏ chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma đảo đều rồi bón lót vào luống, dùng cuốc đảo đều phân vào đất.
Gieo hạt |
Hạt trước khi gieo cần được xử lý bằng nước ấm 540C (3 sôi, 2 lạnh) trong thời gian từ 1-2 giờ rồi để ráo. Gieo hạt trên mặt luống với lượng từ 0,6- 0,7g/m2. Gieo xong phủ một lớp rơm hoặc trấu mỏng rồi tưới ẩm bằng bình ô doa từ 3- 4 ngày đầu vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi hạt đã nảy mầm ngừng tưới 1-2 ngày, sau đó cách 1 ngày tưới 1 lần. Trước khi nhổ cây trồng ngừng tưới 3- 4 ngày để huấn luyện cây con được cứng cáp và không bị chết chột sau trồng. Khi nhổ cây cần tưới nước trước 4-5 giờ để cây không bị đứt rễ.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây có từ 4-5 lá thật (sau gieo từ 15- 18 ngày). |
Trồng và chăm sóc: Cần chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ giàu mùn, chủ động tưới tiêu, xa khu công nghiệp và các nguồn gây ô nhiễm. Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, xử lý bệnh bằng nấm đối kháng Trichodecma hoặc vôi tả (20kg/sào), diệt sâu xám bằng thuốc Diazan với lượng 0,5kg/sào. Lên luống cao 20-30cm, rộng 1-1,2m.
Thu hoạch: Xà lách cho thu hoạch sau trồng từ 30-35 ngày.
Vườn rau sạch được trồng trong đồ tái chế vừa đẹp vừa tiết kiệm
(Khám phá) – (Phunutoday) – Để có nguồn rau sạch sử dụng hàng ngày, bạn hãy thử tận dụng những món đồ cũ để trồng trong nhà nhé! |
Cách trồng cà rốt 1 lần ăn mãi không cần hạt giống
(Khám phá) – (Phunutoday) – Chỉ cần một bước nhỏ bạn đã có một vườn cà rốt ngon và sạch rồi đấy. Hãy làm theo cách sau nhé, bạn sẽ thấy bất ngờ cực luôn! |
Dễ dàng trồng 7 loại rau mùa lạnh tại nhà cho chị em (P.2)
(Khám phá) – (Phunutoday) – Những loại rau đơn giản mà dễ trồng lại mang lại hiệu quả cao cho bạn? Vậy tại sao không bắt tay vào trồng ngay đi ạ? |
Dễ dàng trồng 7 loại rau mùa lạnh tại nhà cho người mới bắt đầu
(Khám phá) – (Phunutoday) – Thời tiết hanh khô, lạnh giá nhưng lại ít mưa, ít nắng của mùa đông có vẻ khá thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của rất nhiều loại cây |