Theo nghiên cứu của Học viện y học giấc ngủ của Mỹ (America Academy Of Sleep Medicine), những cơn ác mộng thường xảy đến với trẻ em mầm non, là hình ảnh thực tế của cuộc sống hằng ngày hoặc bị ám ảnh bởi những câu chuyện khủng bố, kinh dị trong sách vở, truyền hình.
Những người lớn ít khi gặp vấn đề này. Theo giới chuyên môn giải thích, giấc mơ đáng sợ có thể kích thích sự sáng tạo trong não của bạn, bởi khi gặp ác mộng, hoạt động sóng não là tương đối lớn.
Những cơn ác mộng cũng có thể xảy đến do thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Giấc ngủ của con người có thể chia làm 4 giai đoạn, bao gồm chuẩn bị giấc ngủ, giấc ngủ ánh sáng và hai chu kỳ tiếp theo của giấc ngủ hoàn thiện. Cơn ác mộng thường xuất hiện ở giai đoạn ngủ REM, tức là giai đoạn cử động mắt nhanh, cũng là giai đoạn ngủ say nhất. Sau giai đoạn này, những giai đoạn khác thường bị đánh thức bởi những cơn ác mộng.
Amygdala còn gọi là vùng của “thùy hạnh nhân”, chuyên xử lý cảm xúc và các ký ức liên quan đến cảm xúc. Nó quản lý và lưu trữ các cảm xúc, tình cảm bao gồm cả sợ hãi, phấn khích, tiêu cực. Khi gặp ác mộng có nghĩa là vùng hạnh nhân này có hoạt tính khá cao.
Phản ứng của cơn ác mộng thường là những hành động trong suy nghĩ của bạn, bị tích tụ lâu ngày không thể bộc phát. Những cơn ác mộng là cơ hội để cơ thể tự động thoát ra những cảm xúc đó, có thể trải qua những trải nghiệm cảm xúc bạn không thể có ngoài đời.
Mặc dù giúp giải tỏa cảm xúc nhưng những cơn ác mộng kéo dài có thể gây hại cho cảm xúc của bạn
Nếu gặp ác mộng thường xuyên, bạn cần đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn để giải tỏa căng thẳng, áp lực thay vì giải quyết chúng trong giấc mơ
Chúng ta không thể kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của mình. Để cân bằng cuộc sống thì cần những cơn ác mộng. Tuy nhiên, đó không phải ý kiến hay. Tập thói quen tốt trong cuộc sống và cười đùa nhiều chính là cách hiệu quả để giảm căng thẳng áp lực và tránh tình trạng ác mộng kéo dài.
Những lễ hội trong tháng cô hồn ở các nước Á đông |