Giải Ig Nobel – “hàng nhái” của giải Nobel, được trao hàng năm cho các nghiên cứu, phát minh khoa học khác thường nhất hoặc tầm thường nhất trong giới nghiên cứu khoa học. Giải thưởng năm nay được trao cho nghiên cứu “gà gắn đuôi giả hóa khủng long” và cho ong đốt “của quý”.
Nghiên cứu cho ong đốt 25 điểm trên cơ thể người để tìm ra vị trí bị đau nhất . |
Sau khi bình chọn, một trong những người chiến thắng của năm nay, không ai xứng đáng hơn là Tiến sỹ Michael Smith, đến từ Đại học Cornell của Mỹ với thử nghiệm mức độ chịu đau của các bộ phận cơ thể người. Để xác định được điểm đau đớn nhất, ông đã cho một chú ong đốt 25 điểm trên cơ thể người và đi đến kết luận rằng 3 nơi cảm nhận sự đau nhạy nhất là lỗ mũi, môi trên và… “của quý” của cánh mày râu.
Kết quả này được đăng trên tạp chí PeerJ, trong đó Smith cho biết: “Những vị trí bị đau nhất khi ong đốt là những nơi có làn da bao phủ mỏng nhất”. Và trong 3 vị trí được nêu trên thì theo Smith, cho ong đốt lỗ mũi là “dã man” nhất bởi vì người bị đốt sẽ ngay lập tức “hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi giàn giụa”.
Khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex không sống lâu bằng… gà. |
Cũng đồng thời được “vinh danh” nhà khoa học Bruno Grossi, đến từ Đại học Chile, Santiago với nghiên cứu trên những con gà để khẳng định rằng các loài chim đã thực sự sống lâu hơn khủng long và thoát được việc bị “xóa sổ” sau tác động của thiên thạch 65 triệu năm trước.
Để xác định điều này, Grossi đã cố định những chiếc đuôi khủng long giả vào những chú gà và quan sát chúng áp dụng các tư thế của khủng long ăn thịt – Tyrannosaurus rex và những con khủng long cùng loại.
Do trọng tâm của những con gà bị dịch chuyển, chúng sẽ phải áp dụng cách đi với phần hông lắc giống khủng long.
“Việc gắn những chiếc đuôi nhân tạo… có thể làm thay đổi tư thế và hình dáng vận động của những con gà để phù hợp với cách chuyển động của những con khủng long không phải là gia cầm” – Grossi trình bày trên tạp chí Public Library of Science One.
Ngoài hai nghiên cứu “nổi bật” trên, những nhà khoa học khác cũng được trao giải là 2 nhà Nhân chủng học Elisabeth Oberzaucher và Karl Grammer của Đại học Viên, Áo với nghiên cứu có tên “Trường hợp của Moulay Ismael – Sự thật hay tưởng tượng?”.
Moulay Ismael, còn được gọi là “Moulay khát máu”, là hoàng đế Morocco từ năm 1672 – 1727. Ngoài việc nổi tiếng là vị vua khát máu, giết người không ghê tay, Moulay còn được biết đến như là “mãnh thú chốn phòng the” và có số con đông nhất thế giới – 888 người con.
Mouley “khát máu” đang giữ kỷ lục về số con đông nhất thế giới – 888 người con. |
Hai nhà Nhân chủng học của Đại học Viên đã phát triển một mô phỏng máy tính để xác định tính chân thực về năng lực “quan hệ” đặc biệt của Moulay.
Họ dùng máy tính để tính toán xem muốn đạt được kết quả trên – đẻ được 888 người con thì Moulay cần “sủng ái” các phi tần của mình bao nhiêu lần/ngày. Và cuối cùng, các nhà nghiên cứu cho biết: “Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Moulay Ismael có tỷ lệ sinh sản thành công rất cao”.
Giải “Nobel nhái” được tổ chức bởi tạp chí khoa học hài hước Annals of Improbable Research, được diễn ra hàng năm gần với thời điểm giải Nobel chính thức được công bố. Mục đích chính của giải là tạo không khí thoải mái và khuyến khích việc nghiên cứu của các nhà khoa học
Lao vào tàu hỏa, người đàn ông tử vong ngay tai chỗ
Tại thời điểm xảy ra tai nạn, ông Vinh điều khiển xe máy tới ấp Cầu Hang rồi để xe lại ở lề đường và đi bộ lên đường ray xe lửa. |
Cả họ làm lãnh đạo huyện: ‘Cứ hết lòng phục vụ nhân dân là được’
Thông tin UBND huyện Mỹ Đức có 13 phòng, ban thì có đến hơn 10 người là anh em, họ hàng với Bí thư Huyện ủy nhận được nhiều ý kiến trái chiều. |
Tôi dày vò cô vì cô dám phản bội tôi
“Đúng. Tôi dày vò cô vì cô phản bội tôi”. Tôi lao ra ngoài cửa lòng đầy chát chúa. Không biết liệu làm thế có đúng không nữa? |