2016-04-02 11:36:37
{"nong-tren-mang":"N\u00f3ng Tr\u00ean M\u1ea1ng"}
{"chieu-tro":"chi\u00eau tr\u00f2","lua-bip":"l\u1eeba b\u1ecbp","sua-laptop":"s\u1eeda laptop"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZGF0YWltYWdlcy8yMDE2MDQvMDQvb3JpZ2luYWwvc3VhY2h1YWxhcHRvcC1waHVudXRvZGF5dm5fMTQ1OTczMTk3OC5qcGc.webp

Mẹo hay mách bạn để tránh “móc túi” khi sửa Laptop

Việc đem laptop đi sửa và bị tráo linh kiện không phải điều quá lạ với người dùng, bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách bảo vệ cho laptop của mình.

Cứ đến thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm, tương ứng với những dịp nắng nóng vỡ đầu, “điều hòa cũng phải toát mồ hôi”, chúng ta lại thường bận rộn với việc tu bổ, bảo dưỡng laptop (nếu có). Về cơ bản, đây là thời điểm, những chú “chiến mã” ngày nào đã tỏ ra ì ạch cũng như xuất hiện dấu hiệu cần tra keo, thổi bụi.

Những tưởng cứ tới được những “bệnh viện” laptop là đã gặp may, ấy vậy mà không ít trường hợp người dùng dở khóc dở cười, rồi tiền mất tật mang khi phát hiện ra máy tính xách tay đã bị tráo “nội tạng”. Khách hàng than trời, Trung tâm kêu oan, thậm chí là cả những trận “võ mồm” trên mạng xã hội, vậy bao giờ câu chuyện sửa laptop “luộc” đồ bao giờ mới tới hồi kết?

Mô tả ảnh.
Mối lo ngại khi sửa chữa laptop

“Luộc” đồ của khách là uống thuốc độc tự vẫn

Nói tới từ “luộc”, chúng ta thường nghĩ ngay tới những món ăn tươi mát, chuyển từ đồ sống thành đồ chín, từ khó nuốt thành dễ ăn. Tuy nhiên, khi từ “luộc” đặt trong lĩnh vực sửa chữa, bảo dưỡng laptop, nó dùng để ám chỉ những hành động bất minh, lợi dụng lòng tin khách hàng để kiếm lời qua những linh kiện tráo đổi.

Thậm chí, đã có lúc, nhiều người còn phải tự học cách vệ sinh máy vừa là tự bảo vệ mình trước những hiểm họa khôn lường, vừa là tiết kiệm được những chi phí bảo dưỡng. Thế nhưng, nói cho cùng, quanh đi quẩn lại vẫn là “ăn hàng, ở tiệm”.


Tránh bị đánh cắp, đánh tráo linh kiện

Mô tả ảnh.
Đánh tráo linh kiện một cách hữu hiệu nhất

Đôi khi, thợ phán “phải để máy lại kiểm tra”, vài hôm sau bạn tới nhận máy về vì lí do “không sửa được” hoặc phí sửa cao đến vô lí. Rất có thể bạn đã trở thành nạn nhân của chiếc máy bị “rút ruột”. Trong thời gian để máy ở lại cửa hàng, thợ đã có quá nhiều cơ hội để lấy những bộ phận còn hoạt động được, thay vào đó là linh kiện hỏng, linh kiện không hỏng nhưng xuất xứ Tàu, hoặc thậm chí còn trơ tráo hơn là lấy luôn mà không thèm gắn đồ khác vào để lấp chỗ trống – cái này tùy thuộc “lương tâm nghề nghiệp” của người thợ thôi.

Bạn nghĩ chỉ kí tên lên bo mạch, lên mặt lưng tấm màn hình là yên tâm ư? Có khi thợ chỉ lấy một vài con IC, con tụ hoặc điện trở trên mainboard là đã đủ, còn chúng ta thì không thể nhớ đến từng số seri trên các linh kiện để mà kiểm tra. Đôi khi mục đích của họ không phải là ăn cắp mà chỉ là “kiếm thêm” sửa chữa bổ sung: Chúng tôi đã chữa được lỗi ban đầu, nhưng sau đó lại cái tụ A, con IC B, cáp C lại chết. Hãy vui lòng bỏ tiền thêm để mua (lại của chính bạn) những linh kiện này.

Không để thợ sửa chữa khi chưa được đồng ý

Nói chung, đây là mánh khóe bất hợp pháp, nhưng đôi khi nó cũng được một số cửa hàng áp dụng. Điểm mấu chốt là, nếu thợ thấy thuyết phục bạn sửa chữa là không khả thi do chi phí đắt tiền, thì bạn sẽ được biết về điều đó chỉ … sau khi việc sửa chữa đã được thực hiện, và bạn bị đặt vào tình huống “việc đã rồi”.

Lí do thì có rất nhiều: Tại sao bạn lại không đồng ý sửa chữa? Chúng tôi đã gọi, nhưng điện thoại của bạn không liên lạc được, hoặc trong hợp đồng có ghi là khi mang máy tới đây tức là bạn đã chấp thuận những điều khoản sửa chữa, kể cả việc “tiền sửa hậu tấu”. Mục đích của bạn là làm cho chiếc máy hoạt động đúng không? Đây, nhận đi này, và vui lòng thanh toán.

Bản thân người viết bài cũng đã bị rơi vào hoàn cảnh tương tự khi đem laptop tới một “bệnh viện laptop” với cơ sở vật chất khá lớn trên đường Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tôi nói với anh thợ là kiểm tra giùm xem máy có bị bụi bẩn quá không mà thấy rất nóng. Anh thợ nhận máy, thổi bụi sơ bên ngoài, lau bàn phím và đòi 300 nghìn tiền “làm sạch laptop toàn bộ”. Tôi không chịu vì anh ta chưa hề hỏi ý mình là có thực hiện vệ sinh laptop toàn bộ hay không, không báo giá trước, mà làm cũng không thấy có tí nào là “toàn bộ” cả, vì đến vỏ máy còn chưa tháo ra. Đôi co một lúc thì người quản lí đến, xin nhận lỗi sơ suất về phía công ty không kịp thời thông báo cho khách hàng về giá cả, và thu 80 nghìn tiền “chuẩn đoán và khám bệnh” cho laptop. Quả thật tôi cạch đến già luôn cái cửa hàng này.

Khách hàng phải làm gì?

Đi cùng người có kiến thức sâu về máy tính
Nếu bạn là  một vị khách hàng không có kiến thức về lĩnh vực laptop, máy tính bạn sẽ rất dễ bị các cửa hàng sửa laptop tráo linh kiện mà không hề hay biết.
Vì thế nếu có thể được, bạn hãy nhờ một thân, bạn bè có am hiểu về lĩnh vực này đi cùng mình. Họ sẽ giúp bạn xác định kỹ thuật viên sửa chữa báo lỗi laptop có chính xác hay không. Giúp bạn kiểm tra linh kiện trước và sau khi sửa, test laptop cẩn thận khi nhận lại máy…
Nếu không nhờ được ai giúp mình, bạn hãy chú ý ở những bước tiếp theo.

Ký tên lên linh kiện
Khi gửi laptop để sửa chữa, bạn hãy yêu cầu kỹ thuật viên để bạn ký tên lên từng linh kiện. Thường kỹ thuật viên chỉ hướng dẫn khách hàng ký tên lên một số linh kiện lớn như màn hình LCD, pin, sạc, main, ổ cứng… và cũng chỉ hướng dẫn khách ký tên lên tem dán trên linh kiện.
Đối với những nơi sửa laptop không uy tín, đây chính là cách để họ có thể qua mặt khách hàng. Họ sẽ “luộc” những linh kiện không được ký tên, thậm chí là di dời tem dán từ linh kiện của khách lên một linh kiện cũ, chất lượng kém hơn mà họ đang có để tráo đổi.
Bởi vậy khi ký tên lên linh kiện laptop, bạn đừng nóng vội mà phải ký tên cẩn thận lên càng nhiều linh kiện càng tốt. Một nửa chữ ký nằm trên tem linh kiện, một nửa chữ ký nằm bên ngoài. Và phải ghi nhớ chính xác đặc điểm từng linh kiện laptop của mình. Cẩn thận hơn, bạn có thể chụp hình lại để xác nhận.

Yêu cầu được xác nhận linh kiện khi đến nhận lại laptop

Hầu hết khi các điểm sửa laptop liên hệ khách hàng đến nhận lại máy đã hoàn thành sửa chữa thì họ đã lắp ráp lại máy một cách hoàn chỉnh. Nhưng nếu là một dịch vụ uy tín, họ sẽ không ngại ngần tháo máy để khách hàng xác nhận lại linh kiện nếu khách hàng yêu cầu.
Bạn cần kiểm tra các linh kiện đã ký tên có còn nguyên vẹn chữ ký hay không, tem dán linh kiện có dấu hiệu rách hay bị di chuyển hay không.

Ngay từ bước đầu lựa chọn trung tâm sửa chữa máy tính, bạn phải thật cẩn thận. Biết rằng chiếc laptop hỏng khiến bạn rất lo lắng và muốn sửa nó nhanh nhất có thể, nhưng bạn vẫn phải cẩn trọng tìm hiểu thật kỹ địa chỉ sửa laptop uy tín đáng tin cậy. Đừng vội vàng mang máy đến một chỗ sửa laptop gần nhà mà bạn vẫn chưa biết rõ về chất lượng dịch vụ ở đó!

 

Ứng dụng miễn phí có thể
Ứng dụng miễn phí có thể “mất phí” nhiều hơn bạn nghĩ!
(Khám phá) – (Phunutoday) – Ứng dụng miễn phí hàng ngày bạn tải thật sự là đều phải mất tiền. Bạn có tin không?

 

Cách đăng ảnh lên Facebook có chất lượng HD
Cách đăng ảnh lên Facebook có chất lượng HD
(Khám phá) – (Phunutoday) – Sau khi thực hiện các tùy chọn này, bức ảnh chia sẻ trên Facebook sẽ có chất lượng cao hơn.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...