2015-12-05 11:04:44
{"nong-tren-mang":"N\u00f3ng Tr\u00ean M\u1ea1ng"}
{"2100":"2100","bien-doi-khi-hau":"bi\u1ebfn \u0111\u1ed5i kh\u00ed h\u1eadu","khi-nha-kinh":"kh\u00ed nh\u00e0 k\u00ednh","lu-lut":"l\u0169 l\u1ee5t","nong":"n\u00f3ng","o-nhiem":"\u00f4 nhi\u1ec5m"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzEyLzA1L2JpZW4tZG9pLWtoaS1oYXUtMV8xNDQ5Mjg4Mjg0LTA5MDIyMm5odW5nLXRoYW5oLXBoby1zZS1raG9uZy10aGUtby1kdW9jLXNhdS0xMDAtbmFtLW51YS5qcGc.webp

Những thành phố sẽ không thể ở được sau 100 năm nữa

Hành tinh của chúng ta đang ngày càng nóng hơn. Nóng nhiều đến mức nếu không có gì thay đổi, một số thành phố lớn sẽ sớm trở nên không thể ở được.

Có vẻ như năm 2015 sẽ lập một kỉ lục mới: trở thành năm nóng nhất sau khi có 8 trong 9 tháng vừa qua vượt mức nhiệt độ cao toàn cầu. Tháng 9 năm 2015 cũng chứng kiến sự gia tăng lớn nhất của nhiệt độ trên mức trung bình so với các tháng trong hơn 1 thế kỉ qua. Trước đó, 2014 đã được cho là năm nóng nhất.

biến đổi khí hậu 1
Dubai dù đã nóng như “hỏa ngục” vẫn là một điểm đến thu hút khách du lịch.
Nhưng trong vài thập kỉ tới, nơi này sẽ không thể ở được. (Ảnh: Thinkstock)

Theo một nghiên cứu khoa học mới đây, những thành phố như Dubai, Doha, AbuDhabi, và Bandar Abbas tại vịnh Ba Tư sẽ trở nên quá nóng để có thể duy trì cuộc sống con người. Nếu nhìn vào dân số của những thành phố này, có thể thấy gần 5 triệu người sẽ phải di dời đi nơi khác.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại khu vực Trung Đông, nhiệt độ được dự đoán có thể lên đến mức 170 độ F (76,66 độ C) vào năm 2100, rất khó để duy trì cuộc sống.

 “Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế này, đến cuối thế kỉ, những nơi từng được cho là ‘nóng tột cùng’ trong lịch sử sẽ trở thành viễn cảnh của một mùa hè bình thường” chuyên gia khí hậu Andrew Weaver giải thích. “Ví dụ như 140 độ F (60 độ C) – một mức nhiệt được cho là vô cùng hiếm, 20 năm có một, sẽ trở thành mức nhiệt thông thường”, ông nói. “Đó là tin xấu.

Chỉ tính riêng mùa hè vừa qua ở một thành phố tại Bandar Mahshahr, Iran, nhiệt độ đã đẩy chỉ số nhiệt (bao gồm cả độ ẩm) lên mức 165 độ F (73,88 độ C). Đó là nhiệt độ cao thứ hai trong lịch sử. (Nhiệt độ cao nhất từng được ghi lại tại Dhahran, Ả rập Saudi vào tháng 7, 2003 với chỉ số nhiệt 178 độ F – 81,1 độ C.)

biến đổi khí hậu 2
Một người đàn ông đứng “làm mát” dưới đài phun nước ở Milan,
Ý vào tháng 6/2015. (Ảnh: AP/Antonio Calanni)

Cùng lúc đó, cả lục địa, trung tâm và Đông Âu cũng chạy đua với những nhiệt độ kỉ lục cao hơn từ 15-20 độ so với thông thường. Trong thời gian dài hơn, cả Nam Âu, châu Á, Nam Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng. “Có thể không đến mức không sống được, nhưng những nơi này sẽ cực kì, cực kì nóng” chuyên gia Weaver cho biết.


Thực tế, theo Ngân hàng Thế giới, tại các khu vực khoại ô ở Nam Phi, nhiệt độ tăng từ 1-3 độ có thể khiến 6-25 triệu người phải đối mặt với lũ lụt gần bờ. Những khu vực có bờ biển thấp như Tunisia, Qatar, Libya, UAE, Kuwait, đặt biệt là Ai Cập sẽ nằm trong tình trạng nguy hiểm. Hơn nữa, Ngân hàng Thế giới đánh giá rằng sẽ có thêm 80 đến 100 triệu người phải đối mặt với sự khan hiếm nước, từ đó dẫn đến gia tăng áp lực với tài nguyên nước ngầm, khi thực tế nước ngầm đang được khai thác ở những tầng xa hơn so với phạm vi cho phép.

Con người về mặt thể chất không thể chịu đựng được những nhiệt độ “phỏng rộp” như vậy trong một thời gian dài. Đó là vì cơ thể làm mát bằng cơ chế đổ mồ hôi. Nhưng khi độ ẩm và nhiệt độ tăng lên quá cao thì môi trường không thể tiếp nhận thêm chất lỏng, đồng nghĩa với sự đổ mồ hôi tự nhiên dừng lại. Tiếp xúc với nhiệt độ cao như vậy trong hơn 6 tiếng đồng hồ có thể gây chết người và chứng thân nhiệt cao, dù đối với những người khỏe mạnh.

Trong khi một số người có thể ở trong những tòa nhà có điều hòa nhiệt độ, một số khác có thể không được may mắn như vậy. Làm việc bên ngoài trong điều kiện nhiệt độ đó là không thể, nên vấn đề này còn ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp bao gồm cả du lịch.

Nhưng mức độ biến đổi khí hậu này có thể tránh được nếu thế giới sẵn sàng từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí nhà kính. “Chúng ta cần quyết định ngay hôm nay nếu không muốn thấy viễn cảnh trong các nghiên cứu trở thành hiện thực.” Weaver cho biết.

Sắp có sóng Li-Fi nhanh gấp 100 lần Wi-Fi
Sắp có sóng Li-Fi nhanh gấp 100 lần Wi-Fi
(Khám phá) – (Phunutoday) – Bạn có bao giờ tưởng tượng rằng công nghệ thay thế cho Wi-fi, 3G, 4G,… sẽ đến từ chiếc bóng đèn trên đầu mình?
Những bình minh rực rỡ nhất mà bạn nên thấy một lần trong đời
Những bình minh rực rỡ nhất mà bạn nên thấy một lần trong đời
(Khám phá) – (Phunutoday) – Đây là những bình minh đẹp đến kinh ngạc ở khắp nơi trên thế giới. Tất cả đều xứng đáng để bạn thức dậy sớm…
Cô nàng robot quyến rũ nhất thế giới đi đóng phim
Cô nàng robot quyến rũ nhất thế giới đi đóng phim
(Khám phá) – (Phunutoday) – Geminoid F được cho là robot giống người thật nhất hiện nay. Mới đây, “cô nàng” đã tham gia đóng một bộ phim về tận thế của Nhật Bản.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...