Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đánh giá hiệu suất của người tham gia trong khi nâng tạ sử dụng tai nghe thự tế ảo mô phỏng môi trường xung quanh họ. Họ thiết lập một loạt các thử nghiệm trong đó những người tham gia được yêu cầu giữ một quả tạ trong tư thế nâng, (cụ thể hơn là tay nâng tạ tại vị trí cánh tay tạo góc vuông) cho đến chừng nào họ có thể. Mỗi thử nghiệm kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng công nghệ thực tế ảo vào trong phòng tập, chẳng hạn như làm người tập giảm đau bằng cách khiến họ quên nó đi hoặc làm thay đổi quang cảnh xung quanh họ.
Nhìn chung, những người tham gia đeo kính thực tế ảo trong thời gian tập luyện có nhịp tim thấp hơn, cường độ đau được xác định thấp hơn và nỗ lực nhận thức thấp hơn so với nhóm các nhóm khác. Ngoài ra, những người tham gia thực tế ảo có thời gian để cơ thể chạm đến trạng thái kiệt sức dài hơn tận ba phút so với bình thường. Việc sử dụng công nghệ thực tế ảo mang đến cho cá nhân khả năng tập thể dục trong một thời gian dài mà không gây khó khăn cho tim.
Đó là tin tốt cho những người có vấn đề về tim, ví dụ, thực tế ảo có khả năng giúp họ tập thể dục để củng cố và tăng độ khỏe mạnh cho tim của họ mà không khiến họ có nguy cơ bị biến chứng. Giảm đau và khó chịu liên quan đến luyện tập cũng có thể giúp nhiều người phát triển thói quen tập luyện lành mạnh và đối phó tốt hơn với các buổi trị liệu vật lý khó khăn sau khi bị thương.
Nó cũng là lợi ích cho các dân đi gym: bạn có thể tập với cường độ nặng hơn trong thời gian lâu hơn. Các chuyên gia chỉ ra rằng thực tế ảo có thể cho phép các vận động viên tăng cường cường độ luyện tập của họ.
Câu ngạn ngữ cũ “No pain, no gain” sẽ không còn đúng nữa trong thời gian tới nhờ vào công nghệ thực tế ảo hiện đại. Trong tương lai, chúng ta có thể nhớ tới việc luyện tập với suy nghĩ “no pain, more gain”.