2018-10-05 10:10:05
{"the-thao":"Th\u1ec3 Thao"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzEwLzA1LzEtMTAwNi5qcGc.webp

Giảm cân, giảm mỡ thừa và cải thiện chức năng tiêu hoá với các động tác yoga đơn giản.

Khi ruột không hoạt động như bình thường, dạ dày sẽ bị đầy hơi và căng trướng. Nếu không giải quyết kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến đau bụng dai dẳng và viêm vùng chậu. May thay, mọi người có thể ngăn ngừa tình trạng này nhờ tập yoga.

Táo bón là một hiện tượng rối loạn có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống. Chúng xảy ra khi bạn có xu hướng uống ít nước hoặc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt. Ngoài ra, căng thẳng, thiếu ngủ và ít nghỉ ngơi cũng làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng thêm. Giảm tiêu thụ rau lá xanh, thức ăn chứa chất xơ, trái cây tươi trong khi tăng cường sử dụng thức ăn kém lành mạnh đóng vai trò rất lớn trong việc gây táo bón.

Theo Rachel Straub, huấn luyện viên thể hình kiêm đồng tác giả của cuốn Weight Training Without Injury, yoga tiếp thêm sinh lực cho cơ thể, giúp tăng cường lưu lượng máu và oxy trong toàn bộ hệ thống. Hầu hết các bài tập yoga đều làm xương chậu “vận động”, từ đó ngăn ngừa táo bón.

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh nên mọi người nên tập vài tư thế asana yoga mỗi ngày. Chúng sẽ giúp bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn và làm giảm tình trạng đầy hơi, căng trướng dạ dày. Dưới đây là một số bài tập yoga giúp cải thiện khả năng vận động của đường ruột:

Tư thế xả hơi (Pawanmuktasana)

1

 

Những người bị táo bón thường chứa nhiều khí trong đường tiêu hóa. Thực hiện tư thế này thường xuyên sẽ giúp điều trị những rối loạn tiêu hóa và trào ngược axit do chứng khó tiêu gây nên. Dưới đây là cách thực hiện:


Nằm ngửa, hai chân chụm vào nhau và cánh tay đặt ở hai bên cơ thể.

Hít thở sâu. Khi thở ra, gặp đầu gối và ép đùi lên bụng. Hai tay đan xen nhau ôm chặt đầu gối.

Giữ tư thế này trong khi hít thở bình thường. Mỗi khi thở ra, hãy siết chặt tay lên đầu gối và tăng áp lực lên ngực. Khi hít vào, nới lỏng tay.

Thở ra và trở lại tư thế ban đầu sau khi lăn cơ thể lần lượt sang hai bên khoảng 3-5 lần.

Tư thế góc cố định (Baddha Konsana)

2

 

Khi uốn cong cơ thể để thực hiện tư thế này, hệ tiêu hóa của bạn sẽ được kích thích và giảm đầy hơi khó chịu. Bài tập yoga này cũng góp phần giảm căng thẳng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện:

Ngồi thẳng, duỗi chân. Hít ra và cong đầu gối tới khi gót chân chạm vào khung xương chậu. Hai lòng bàn tay ép lại gần nhau.

Gót chân đặt càng gần xương chậu càng tốt. Sau đó, sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để nắm ngón chân cái. Giữ bàn chân luôn luôn ép xuống sàn nhà.

Tránh để đầu gối có xu hướng chạm sàn. Bạn có thể hạ thấp đùi để duy trì động tác.

Giữ tư thế trong khoảng 1-5 phút. Hít vào, nâng đầu gối và mở rộng chân để trở lại vị trí ban đầu.

Tư thế cái cày (Halasana)

3

 

Tư thế cái cày đem lại hiệu quả chống táo bón tuyệt vời. Các động tác yoga này giúp massage ruột và hỗ trợ cơ thể loại bỏ tất cả các độc tố ra ngoài. Hơn nữa, chúng còn làm tăng cường lưu thông máu tới vùng xương chậu. Dưới đây là cách thực hiện:

Nằm ngửa, tay để hai bên, lòng bàn tay hướng xuống dưới.

Hít vào trong khi nhấc chân khỏi mặt sàn dưới sự trợ giúp của cơ bụng. Chân phải cong một góc 90 độ.

Sử dụng bàn tay hỗ trợ hông nhấc khỏi sàn nhà.

Ép các ngón chân lên khu vực sàn trên đầu. Đảm bảo lưng phải vuông góc với mặt sàn.

Giữ tư thế trong một phút. Thở ra và nhẹ nhàng hạ chân xuống để trở lại vị trí ban đầu.

Tư thế vặn mình (Ardha Matsyendrasana)

4

 

Tư thế vặn mình giúp massage thận, lá lách, tuyến tụy, dạ dày, gan và ruột. Điều này không chỉ giúp giải độc khu vực đó mà còn cải thiện khả năng tiêu hóa, giảm táo bón. Dưới đây là cách tiến hành:

Ngồi thẳng, hai chân chụm vào nhau.

Uốn cong chân trái sao cho gót chân chạm vào hông phải. Bạn cũng có thể giữ chân trái duỗi thẳng nếu muốn.

Cong chân phải và đặt vào bên cạnh đầu gối trái.

Xoay eo, cổ và vai về phía phải, mắt hướng về vai phải. Giữ cột sống luôn thẳng.

Đặt tay phải ra sau trong khi chống tay trái lên đầu gối phải.

Thở chậm, giữ tư thế trong 30-60 giây.

Thở ra, thả lỏng lần lượt tay phải, thắt lưng, ngực và cuối cùng là cổ. Hãy thư giãn khi trở về tư thế ngồi thẳng.

Tư thế con công (Mayurasana)

5

 

Tư thế này giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hạn chế tác động của những thực phẩm không lành mạnh tới sức khỏe. Chúng cũng làm tăng áp lực trong bụng, từ đó giúp ruột dễ chuyển động hơn và góp phần làm giảm sự tích tụ của chất độc trong gan và lá lách. Dưới đây là cách thực hiện:

Bắt đầu với tư thế quỳ, đầu gối mở rộng.

Chống tay xuống sàn, các ngón tay hướng về phía cơ thể. Nhẹ nhàng uốn cong khuỷu tay hướng về phía bụng.

Giữ phần bụng thẳng bằng cách hướng đầu xuống sàn kết hợp với sức mạnh cơ bụng.

Kéo giãn chân để đầu gối thẳng, phần trên của bàn chân song song với sàn nhà.

Thắt chặt mông và ngẩng đầu, mắt nhìn về phía trước. Chuyển trọng lượng cơ thể về phía trước và nhấc chân khỏi sàn nhà. Trọng lượng của cơ thể dồn lên tay.

Giữ tư thế trong khoảng 10 giây. Hạ thấp đầu và đưa bàn chân chạm đất để trở lại vị trí ban đầu.

Tư thế em bé (Balasana)

6

 

Tư thế em bé là tư thế yoga thư giãn. Chúng làm dịu và giảm căng thẳng toàn bộ cơ thể, bao gồm cả các cơ quan bụng. Nếu để ý, trong quá trình tập bạn sẽ nhận thấy tư thế này có khả năng hỗ trợ massage các cơ quan tiêu hóa ở bụng. Đây là tư thế giảm táo bón vừa đơn giản vừa hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện:

Quỳ trên sàn, các ngón chân chạm vào nhau. Hai đầu gối để cách xa nhau.

Gập người về phía trước, thân trên chạm vào đùi khi thở ra.

Duỗi tay về phía trước và đặt chúng trước mặt sao cho thẳng với đầu gối. Cảm nhận trọng lượng phân bố đều ở vai và lưng.

Giữ tư thế khoảng 30 giây đến một vài phút.

Tư thế nằm ngửa vặn cột sống (Supta Matsyendrasana)

7

 

Supta Matsyendrasana là một trong những tư thế yoga giảm táo bón hiệu quả nhất. Đây là tư thế kết hợp hoàn hảo giúp loại bỏ các chất thải, tăng cường lưu thông máu trong ruột và thúc đẩy thức ăn tiêu hóa. Chúng cũng làm cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng hiệu quả. Dưới đây là cách thực hiện:

Bắt đầu với tư thế nằm thẳng. Thở ra và nhẹ nhàng ép lưng xuống sàn.

Co cơ bụng, hít vào và uốn cong đầu gối khi nhấc chân khỏi sàn nhà.

Thở ra, duỗi tay để tạo thành một đường thẳng với vai. Đặt lòng bàn tay hướng xuống dưới để hỗ trợ quá trình thực hiện động tác. Đầu gối và bàn chân phải chạm vào nhau.

Hít vào và nhấc chân lên cao hơn một chút so với đầu gối.

Thở ra, hạ chân xuống khu vực bên trái của sàn, giữ đầu gối và bàn chân xếp chồng lên nhau.

Hít thở từ từ khi nhẹ nhàng nghiêng đầu sang phải. Giữ tư thế trong khoảng 30-60 giây.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...