I. Nguyên nhân gây đau lưng khi tập bụng.
Mất cân bằng phần tâm cơ thể.
Bạn có biết rằng, phần tâm cơ thể (bụng, hông, lưng dưới) giúp bảo vệ lưng khoẻ mạnh. Việc bạn tập luyện cơ bụng sai cách có thể dẫn đến đau nhức lưng hơn bởi lí do gây ra sự mất cân bằng. Đó là khi tình trạng cơ thể bị nén quá mức, kết quả là phần tâm cơ thể của bạn cong về phía trước như hình chữ C, lâu ngày gây gù lưng, hỏng dáng, cong vẹo cột sống.
Chưa thích nghi với chương trình tập luyện.
Khi bạn mới bắt đầu luyện tập cơ bụng, việc đau nhức cơ bắp không phải chuyện hiếm. Bởi lí do các cơ lâu này không được vận động và tập luyện. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài, nếu bạn tập luyện một cách khoa học và phù hợp thì những cơn đau ê ẩm này sẽ hoàn toàn biến mất.
Tập sai tư thế.
Việc đốt cháy giai đoạn, tập luyện không có kế hoạch mục tiêu. Mới tham gia luyện tập đã tập chế độ nâng cao dành cho gymer lâu năm, tập sai cách, sai kĩ thuật dẫn đến tình trạng gù lưng, đau nhức lưng nghiêm trọng hơn là chấn thương là việc tất yếu phải xảy ra. Hãy bắt đầu với những bài tập đơn giản rồi dần nâng cao hơn, nên đi theo một quá trình tập luyện an toàn và khoa học để đạt được hiệu quả tốt.
Các bệnh liên quan đến cột sống.
Khi bạn mắc những chứng bệnh về cột sống, tốt nhất nên hạn chế những bài tập cơ bụng hay các bài tập thể hình nặng khác. Nếu đau nhức kéo dài, không thuyên giảm bạn hãy đến nay bệnh viên khám sức khoẻ vì có thể dây thần kinh chạy ngang qua đốt sống lưng đã bị chèn ép.
II. Cách khắc phục tình trạng đau lưng khi tập bụng.
Tập luyện đều độ.
Không thể phủ nhận hiệu quả giảm mỡ thừa và tăng cơ bụng khi gập bụng. Chính vì thế, bạn không phải cần phải ngừng tập gập bụng, nhưng nên tập từ từ và sử dụng hình thức thích hợp. Hãy tập luyện để tăng cường cơ bụng ngang vì nó giúp ổn định phần tâm cơ thể và giúp lưng bạn khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra, đối với những người cột sống yếu, nên để hai tay ra phía trước thay vì sau gáy khi gập bụng.
Tập cơ bụng đều đặn cũng giúp cơ thể quen với vận động và đau nhức sẽ được thuyên giảm đáng kể. Không được nghỉ giữa chừng vì như vậy khi tập lại hệ xương khớp sẽ phải thích nghi lại từ đầu.
Đừng bao giờ quên khởi động.
Khởi động trước mỗi buổi tập là một việc làm vô cùng cần thiết giúp bạn làm ấm và linh hoạt, ngoài ra còn giúp tránh tối thiểu những chấn thương không đáng có.
Cần có sự hướng dẫn từ HLV hoặc người có kinh nghiệm.
Không nên tập luyện một cách đốt cháy giai đoạn, bạn nên có sự hướng dẫn của huấn luyện viên để tránh tập sai cách hoặc rủi ro xảy ra khi tập. Huấn luyện viên sẽ là người hướng dẫn, thiết kế các bài tập phù hợp cho bạn. Nếu trong quá trình tập diễn ra sai sót thì vai trò của Huấn luyện viên sẽ là người giúp bạn chỉnh sửa.
Kiểm tra sức khoẻ trước khi bắt đầu quá trình tập luyện
Trước khi bắt đầu tham gia tập luyện, bạn nên khám sức khoẻ trước, nhất là về cột sống dể biết cách lựa chọn bài tập thể hình phù hợp với thể trạng của bản thân. Tuyệt đối không được tập luyện quá sức khi đang có những dấu hiệu về cột sống.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý.
Bên cạnh chế độ tập luyện khoa học, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần tập thể hình hiệu quả. Hãy bổ sung những thực phẩm giàu omega 3, ăn nhiều hoa quả, rau củ ít calo, giàu khoáng chất và vitamin. Ngoài ra, bạn cũng cần phải hạn chế những đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.