Các gymer thường chú trọng và tập trung nhiều vào các bài tập cho phần trước của cơ thể. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ được vai trò của các bài tập này, bạn sẽ dễ biến đôi tay mình trở nên thô cứng và to bất thường. Một đôi tay rắn chắc nhưng cân đối với cơ thể không chỉ mang lại lợi ích về sức khoẻ mà còn về thẩm mỹ.
Cơ tay được chia làm ba phần chính: bắp tay trước, bắp tay sau và cẳng tay. Cơ bắp tay chỉ thực sự đẹp khi 3 vùng cơ chính này đều phát triển cân đối, hài hòa. Cánh tay của bạn sẽ trở nên to khoẻ và ấn tượng nếu bạn chú ý luyện tập bắp tay, cơ tam đầu và cẳng tay. Do đó, bạn nên chia thời gian và quá trình tập luyện cho cả 3 vùng này. Nếu bạn quá tập trung luyện tập nhóm cơ này mà bỏ bê nhóm cơ kia, cánh tay sẽ phát triển không đều. Trong nhiều tình huống, cánh tay hay bắp tay sẽ trở nên quá lớn và khiến cơ thể mất đi sự cân đối.
Hãy chăm chỉ luyện tập vùng cơ bắp tay. Dù bạn ngừng tập luyện, cơ thể của bạn sẽ béo lên nhưng vùng cơ dưới cánh tay do đã được “tôi luyện” nên sẽ không gây hiện tượng nhão như bạn lầm tưởng.
Cách tập cơ tay đúng và hiệu quả nhất.
Bạn nên tập luyện cánh tay khi tinh thần thoải mái, tươi tỉnh bởi đó là khi lượng glycogen trong cơ thể đầy đủ và dồi dào nhất, thuật lợi cho việc căng cơ bắp tay và phục hồi. Hãy ăn nhẹ trước và sau khi tập và đặt ra mục tiêu rõ ràng cho từng ngày.
Nguyên tắc chính khi tập cơ tay.
Tập luyện cơ tay cần tập trung vào cả 3 vùng bắp tay trước, bắp tay sau và cẳng tay. Từ đó, bạn cần ghi nhớ 5 nguyên tắc chính trong cách tập, đó là: sự chuyển động, trọng lượng tạ phù hợp tăng dần, sự lặp lại, sự hít thở và chế độ dinh dưỡng.
Luôn tập luyện với thanh tạ tay.
Khác với thanh tạ thường, thanh tạ dày cán sẽ giúp bạn phát triển sức mạnh tối ưu của bắp tay. Đây là bí quyết tập luyện được đúc rút từ những gymer đi trước và luôn mang lại hiệu quả xứng đáng với công sức đặt ra.
Đừng quên luyện tập cẳng tay.
Cơ bắp tay chỉ thực sự đẹp khi 3 vùng cơ chính được luyện tập đầy đủ. Rất nhiều người chỉ tập trung vào bắp tay trước và bắp tay sau mà quên đi cẳng tay. Hãy chống đẩy để có một cẳng tay khoẻ. Thời điểm tập chống đẩy tốt nhất là vào buổi sáng, từ 30 – 50 cái hít đất, tuỳ vào tình trạng cơ thể bạn. Chống đẩy không chỉ giúp tăng sức mạnh cơ tay mà còn giúp rèn luyện cơ bụng.
Đối xử tốt với khuỷ tay của bạn.
Khuỷu tay chính là vùng hoạt động tích cực nhất trong quá trình rèn luyện cơ bắp tay của bạn. Do vậy, hãy chăm sóc khuỷu tay của mình bằng cách tập đúng kĩ thuật và không tập quá nặng. Bên cạnh đó, hãy kết hợp với các chế độ dinh dưỡng khác để tăng sức khoẻ bản thân. Bạn sẽ không thể có một thân hình rắn chắc, cân đối nếu cơ tay bị teo do cánh tay gặp chấn thương.