1/ Tập những bài tập cơ bụng trước
Cơ bụng là một phần của vùng cơ thân trên, giúp giữ thăng bằng và cố định cho cơ thể. Nếu mới bắt đầu buổi tập bạn đã làm cho vùng cơ này mệt nhoài, thì bạn sẽ phải dùng tới 200% sức mạnh mới có thể tập những bài tập cơ bụng chuyên sâu khác như Squat, thậm chí có thể bỏ cuộc giữa chừng. Rõ ràng là vai trò của cơ bụng rất quan trọng khi tập các động tác Squat nhằm giữ cân bằng cho thân trên và bảo vệ xương cột sống. Chính vì vậy mà hãy dành các bài tập bụng ở cuối buổi tập nhé.
2/ Bỏ quên các bài tập kết hợp
Bạn đừng nghĩ vì chỉ cần tập các bài tập cơ bụng không thôi thì có thể có cơ bụng 6 múi nhé. Thật ra để có được cơ bụng săn chắc chúng ta cần các bài tập kết hợp rất nhiều đấy. Bạn chỉ cần 15 phút tập bụng nếu bạn đã tập các bài tập phức hợp như squats và deadlifts, bạn chỉ cần một hay hai bài tập bụng, 2-3 hiệp cho mỗi bài vào cuối buổi tập là đã đủ “chất” để giúp tạo cơ bụng 6 múi rồi.
3/ Không chú ý tới dáng tập
Hãy tập trung vào dáng tập và đảm bảo cơ bụng tương tác trong mỗi lần lặp. Khi bắt đầu tập những động tác cơ bụng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn như chống đẩy lăn bóng, bạn sẽ dần khám phá ra rằng không nên tập sai động tác tí nào.
4/ Quên chú ý tới lưng dưới
Cơ thân trên bao gồm vùng cơ bụng và hai bên, nhưng nó cũng bao gồm động tác lưng luôn nhé. Nhiều người chủ quan không để ý tới các múi cơ lưng dưới; vì vậy hãy đảm bảo luyện tập chúng như luc tập các động tác cho vùng cơ khác
5/ Chỉ luyện tập 1 bên
Cơ liên sườn, cơ bụng… tất cả đều là một phần của cơ thân người trên, nhưng chúng là những múi cơ khác nhau với các bó cơ chạy khắp chuyển động. Bạn phải luyện tập chúng tác động lên nhiều góc trên cơ thể hơn. Những động tác phức tạp như quét thanh gạc nước có thể tác động lên toàn vùng cơ thể cùng một lúc. Ngồi vặn người, duỗi người, gập người 1 bên, Plank là tất cả những động tác tập trung cơ thân trên tốt hơn rất nhiều so với 1 động tác gập bụng thông thường.