2018-09-01 09:11:15
{"tin-tuc":"Tin T\u1ee9c"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzA5LzAxLzItMDkxMC5qcGc.webp

Môi trường độc hại khiến chất lượng tinh trùng ngày càng giảm sút.

Báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng chất lượng và số lượng tinh trùng của loài người đang suy giảm rất nhanh, trung bình mỗi năm giảm 1,4%.

Theo PGS.TS Đỗ Trọng Hiếu, nguyên Vụ phó Vụ quản lý sức khỏe Bộ Y tế, cố vấn tham vấn Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, yếu tố môi trường, cụ thể là những ảnh hưởng và tác động từ môi trường đến cơ quan sinh dục, sức khỏe sinh sản ngày càng được quan tâm, bởi những tác động tiêu cực làm suy giảm khả năng sinh sản đã và đang được chứng minh trong những thập kỷ gần đây.

Theo PGS Hiếu, những báo cáo về sự sụt giảm chất lượng tinh trùng xuất hiện thường xuyên trong các hội nghị về sức khỏe sinh sản, vô sinh hiếm muộn, gần đây nhất là của Hagai Levine 2017 đã chỉ ra rằng chất lượng và số lượng tinh trùng của loài người đang suy giảm rất nhanh, trung bình mỗi năm giảm 1,4%.

Chuyên gia nam khoa Nguyễn Bá Hưng cũng cho hay để đảm bảo chức năng sinh sản, hệ sinh sản nam giới cần có sự nhân lên và biệt hóa liên tục của các tế bào mầm cũng như duy trì và hỗ trợ từ các tế bào thân thể. Các tác nhân độc hại can thiệp vào một trong hai hoặc cả hai quá trình này sẽ dẫn đến khả năng sinh sản bị suy giảm.

Hiện rất nhiều các hóa chất, chất độc hại từ môi trường tác động vào các tế bào sống qua nhiều cơ chế.

1

 

Chất diệt côn trùng


Theo PGS Hiếu, các tác nhân kháng men acetylcholinesterase thường được sử dụng trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, diệt côn trùng… Đáng lo ngại, việc sử dụng các chất này đang rất phổ biến nhưng lại thiếu kiểm soát, nó có thể gây phơi nhiễm rộng rãi ở môi trường.

Nhiều hóa chất khác nhau dùng trong nông nghiệp có ảnh hưởng đến tinh trùng như các chất diệt cỏ, diệt côn trùng gây bệnh, thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực phẩm, hoa quả, thuốc tăng trọng.

Trong đó, các chất diệt côn trùng DDT, Kepone, dionxin hoạt động trong cơ thể như các đối vận của androgen và estrogen, làm gãy trục dưới đồi – tuyến yên, tinh hoàn. Hậu quả là giảm sinh tinh và giảm khả năng tình dục cùng các hệ quả khác.

Chất Dibromocholoropropane (DBCP) diệt côn trùng hại rễ của cây được dùng nhiều ở trang trại nho, chuối, phong lan gây mất khả năng sinh tinh, giảm lượng tinh trùng và vô sinh ở nam giới.

Một nghiên cứu quốc tế ở một nhà máy có đàn ông tình nguyện tham gia nghiên cứu, cho thấy 9 người không có tinh trùng, 14 người vô sinh và 34 người khác giảm khả năng sinh sản.

Trong một nhà máy khác, trong số 440 người tham gia nghiên cứu có 75 người không có tinh trùng, 103 người có tinh trùng ít đến mức không thể làm bố mặc dù vợ vẫn thụ thai nhưng bị sảy, thai lưu và các con của họ có tỷ lệ dị tật bẩm sinh cao, trong đó có hở đốt sống.

2

 

Chất kích thích tăng trưởng

Có hai loại chất tăng trọng hay được sử dụng là tăng trọng có tính estrogen vừa để thúc đẻ cho con mái vừa làm tăng trọng lượng nhờ cơ chế tăng đồng hóa của estrogen đối với con mái. Loại thứ hai là dạng tăng trọng tăng đồng hóa có tính androgen.

Phần lớn các thuốc này còn tồn dư trong các sản phẩm của vật nuôi như thịt, cá, trứng, sữa cà gây ra các tác dụng không tốt cho sức khỏe nói chung, các bệnh lý liên quan đến tình dục sinh sản của người cũng như gây ra các dị tật bẩm sinh cho thế hệ sau.

Các kim loại nặng

Tiếp sau các hóa chất nông nghiệp là các kim loại nặng có trong các sản phẩm sinh hoạt hàng ngày và trong môi trường công nghiệp. Trong đó, chì được nghiên cứu nhiều, được thừa nhận là độc cho đàn ông ngay từ thời Đế chế La Mã. Vì thế, chì vẫn là yếu tố nguy cơ cao cho đàn ông ở các nước công nghiệp phát triển. Chì có trong xăng, sơn và nhiều sản phẩm công nghiệp kể cả đồ chơi trẻ em (đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc đã được cảnh báo).

Theo các chuyên gia, các kim loại nặng đã được thử nghiệm trên động vật kể cả dạng vô cơ và dạng hữu cơ đều có khả năng gây tổn hại sinh tinh, giảm hoặc phá gãy hệ dưới đồi – tuyến yên, tinh hoàn, ảnh hưởng xấu đến các nội tiết sinh dục, giảm ham muốn tình dục.

Boron được dùng nhiều trong các nhà máy sản xuất kính, xi măng, xà phòng, thảm, đồ da. Chuột phơi nhiễm với liều thấp của boron đã bị rối loạn sinh tinh (tinh tử không có đuôi dài, ít tinh trùng).

“Độc chất của môi trường bằng nhiều con đường khác nhau len lỏi vào cơ thể sống dù con người có cố gắng tránh xa nguồn ô nhiễm.  Có những loại ô nhiễm chúng ta không thể nhìn thấy và bắt buộc phải dùng đến đó là thực phẩm, cứ âm thầm lặng lẽ làm tổn hại sức khỏe, nòi giống mà nhiều người không hề hay biết”, chuyên gia Nguyễn Bá Hưng cảnh báo.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...