Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Yale đã sử dụng những con chuột béo phì, tuy nhiên họ đã thay đổi 2 gen của chúng để tránh tăng cân mặc dù sống trong chế độ ăn giàu chất béo.
Những thí nghiệm từ trước đến nay chỉ được thử nghiệm trên các loài động vật gặm nhấm, các nhà khoa học tin rằng, quá trình này hoàn toàn có thể xảy ra tương tự trên cơ thể người. Một thí nghiệm giúp ngăn chặn chất béo hấp thụ vào ruột.
Giáo sư tim mạch Anne Eiichmann và nhà khoa học Fen Zang đã thực nhiện nhiều thí nghiệm để chỉnh sửa gen trên những con chuột với mục đích làm cho chúng tăng cân nhanh chóng. Nhưng sau nhiều tuần trôi qua, những con chuột này vẫn không tăng cân nên họ đã quyết định tạm dừng và bắt đầu kiểm tra.
2 nhà khoa học phát hiện ra rằng, 2 gen mà họ thay đổi vào những con chuột này đã tạo ra sự thay đổi quan trọng trong ruột, nó đã thay đổi lacteals. Những portals này đóng vai trò như một cái cửa để cho các chất béo (axit béo) di chuyển vào máu lấy năng lượng hoặc lưu trữ ở dạng chất béo.
Những thí nghiệm trên đã mở đường cho một đối tượng triển vọng khác: Liệu rằng có thể làm điều tương tự với con người? Mặc dù chúng ta không thể thay đổi gen của mình, nhưng chúng ta có thể ngăn chặn việc hấp thụ các chất béo bằng cách kích hoạt cùng một hiệu ứng lacteal-flattening.
Khi các thí nghiệm được tiến hành, họ đã tìm thấy một loại thuốc được sử dụng cùng với mục đích này. Thật bất ngờ là loại thuốc này đã có từ trước đây và được chấp nhận bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ, nhằm điều trị bệnh tăng nhãn áp – một nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa.
Tiến sĩ Eichmann cho biết, bước tiếp theo là quan sát những bệnh nhân dùng loại thuốc này, để xem nó ảnh hưởng như thế nào để sự hấp thụ chất béo và quá trình tăng cân trên cơ thể người.