Thực hiện động tác không dứt khoát
Những người mới bắt đầu luôn được khuyên nên thực hiện các động tác thật chậm. Nhiều người thường mắc lỗi trong vấn đề này khi thay vì thực hiện động tác với một tốc độ chậm, họ lại tạo ra nhiều khoảng nghỉ, ngập ngừng khi tập. Điều này khiến cơ bắp bị yếu đi và có thể gây ra chấn thương bên cạnh việc thiếu hiệu quả.
Giữ quá chặt tay cầm
Những thiết bị chạy bộ, đi bộ thường có phần tay cầm để bạn giữ thăng bằng tốt hơn. Nhiều người cố gắng bám chặt vào tay cầm này như một cách để đỡ mỏi chân hơn. Nhưng điều đó lại khiến việc tập luyện của bạn kém hiệu quả hơn. Ngoài ra, do tay không thể bền bỉ bằng chân nên nếu luôn sử dụng tay đồng bộ với bước chạy, tay chúng ta sẽ dễ bị chấn thương.
Tập đi tập lại một động tác
Khi bạn tập đi tập lại một động tác, cơ thể sẽ hình thành một chế độ nhận biết “quen thuộc” dành cho động tác này, giúp bạn tập dễ dàng hơn. Và như vậy, nếu bạn không dần thay đổi bài tập, càng ngày bạn sẽ càng ít phát triển được cơ bắp hơn dù vẫn giữ nguyên một cường độ tập luyện.
Thực hiện động tác quá nhanh
Khi nâng tạ hoặc những dụng cụ khác trong phòng tập, chúng ta thường cố gắng làm thật nhanh để có lực quán tính. Nhưng đó cũng lại là một cảm giác lừa dối khác. Một động tác nâng lên đặt xuống cần có một lượng thời gian trải dài thích hợp để cơ bắp có thời gian hình thành. Đó là chưa kể, việc tập quá nhanh có thể dẫn đến chấn thương.
Ngồi yên trong lúc chờ đợi
Khi phòng tập quá đông người và các máy tập đều đã có người sử dụng, chúng ta thường giết thời giờ bằng cách ngồi một chỗ chơi game, nghe nhạc… trên điện thoại. Sau đó 20-30 phút, bạn lại lao vào tập luyện dữ dội và đó là một sai lầm lớn,. Những chấn thương rất có thể sẽ xảy ra khi cơ thể chúng ta được đưa trở lại trạng thái “tĩnh” một khoảng thời gian khá lâu. Nếu đã ngồi yên hơn 20 phút, bạn cần bỏ ra 3-5 phút để khởi động trở lại. Tất nhiên nếu thấy việc này là tốn thời gian vì bạn đã khởi động trước đó rồi thì cách tốt nhất là không nên chỉ ngồi lì một chỗ trong lúc nghỉ, bạn có thể đi qua đi lại để thư giãn trong lúc chờ đợi.
Phân tâm khi tập
Việc tranh thủ đọc sách báo, xem điện thoại, TV trong lúc tập gây giảm hiệu quả tập luyện rất lớn. Ngoại lệ duy nhất đó là nghe nhạc. Theo nghiên cứu, nghe nhạc giúp tăng sức chịu đựng tốt hơn khoảng 15%.