Với cuộc sống hiện đại, con người sống gắn liền với chiếc điện thoại như vật bất ly thân, rất nhiều công việc được xử lý nhờ chiếc smartphone tiện dụng. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó bên cạnh những tiện ích như vậy nếu sử dụng quá mức sức khỏe con người cũng ảnh hưởng rất lớn.
Theo thống kê từ Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM thì ngày càng có nhiều người đến khám với những lý do đau cổ tay, đau bàn tay, các ngón tay và đau mỏi vùng vai… Những biểu hiện trên nếu không điều trị kịp thời, lâu ngày sẽ để lại di chứng teo cơ ngón tay.
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, khoa Chấn thương chỉnh hình, ĐH Y Dược TP HCM cho biết nguyên nhân gây ra các bệnh lý trên do sử dụng điện thoại, máy tính bảng thường xuyên. Theo ông, các bệnh nhân này trên đa số là dân văn phòng. Ngoài việc sử dụng máy tính người bệnh còn dùng điện thoại thường xuyên. Biểu hiện bệnh chủ yếu là đau ở bàn tay, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, vai.
Biểu hiện đầu tiên thường xuất hiện ở những người “nghiện” điện thoại là đau ở bàn tay, đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, vai. Bởi việc sử dụng những thiết bị công nghệ số nhiều dẫn đến việc chúng ta phải cố định một tư thế trong thời gian dài, dẫn tới những tác động tới dây chằng, gân cơ vùng xương cổ, các vùng thắt lưng, vai cũng như gây ra tác động tới dây chằng, gân cơ ở vùng cổ tay, bàn tay.
Một khi bệnh bắt đầu phát tác, bệnh nhân sẽ cảm nhận đc những cơn đau nhức ở phần gốc ngón tay, khi cử động nhiều tay sẽ không duỗi ra được. Các ngón tay đều có thể mắc phải, song ngón cái là ngón thường mắc phải nhất do thói quen sử dụng smartphone, tablet. Đối với bệnh này, nhẹ thì có thể sử dụng thuốc để điều trị, nặng thì phải phẫu thuật để giải phóng bao gân.
Trong giai đoạn tiếp theo của bệnh, người bệnh có thể cảm nhận những cơn đau ở vùng cổ tay. Bởi vì tư thế sử dụng smartphone thì cổ tay thường gấp và xoay vào trong quá mức gây ra những kích thích viêm bao gân, tình trạng này lâu dần sẽ khiến bao gân bị hẹp lại, gây ra những đau đớn và hạn chế vận động. Bệnh lý này có thể dẫn tới hậu quả như teo cơ ngón tay, và có thể phải trải qua phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh.
Để phòng chống bệnh, nâng cao khả năng điều trị thì các bác sĩ khuyên chúng ta nên giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ trong một ngày. Cũng nên thường xuyên thay tư thế, nghỉ giải lao, có những vận động để giảm sức nặng. Người sử dụng cũng nên biết phân phối lực cầm, lực bấm lên cả hai tay, hoặc đặt điện thoại trên bàn giúp giảm áp lực lên gân cơ, dây chằng của bàn tay.
Khi có biểu hiện tê nhức ở bàn tay, có cảm giác kiến bò, người sử dụng phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện kịp thời và điều trị sớm.