Nói chuyện là một môn nghệ thuật, cho dù nói lời hay đi nữa cũng không thể muốn nói thì nói. Nói người này tốt nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến người khác, như thế cũng không hẳn đã là thông minh. Nói lời không hay sẽ khiến người khác buồn rầu, chán nản thì càng không nên nói. Vậy những lời nào không nên nói? Hãy cùng xem nhé!
1. Lúc mừng rỡ dễ dàng bị sơ xuất trong việc giám sát
Lúc mừng rỡ thường sẽ cảm thấy việc gì cũng vừa ý, vừa mắt, hài lòng, khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu sẽ bị suy giảm, khả năng suy xét cũng bị xem nhẹ. Vì vậy sẽ bị sơ xuất trong việc không xem xét kỹ một vấn đề, một sự việc hay một người nào đó. Từ đó dẫn đến đánh giá sai lầm.
Có câu nói: “Đắc ý quên hình”. Con người vào lúc quá đắc ý, quá mừng rỡ sẽ khó tránh khỏi có cái nhìn sơ xuất mà đánh mất nhiều thứ.
2. Lúc vui dễ bị lỡ lời
Tâm thanh tịnh – để nói ra lời hay ý đẹp |
Nói nhiều tất nói hớ, đặc biệt là trong lúc vui mừng. Kỳ thực tâm thái lúc đó là thiện, là tốt, muốn thổ lộ, chia sẻ hết ra những gì muốn nói ở trong lòng. Nhưng ngay cả khi tâm bị kích động thì lời nói vẫn phải trầm ổn, bởi vì lời một khi đã nói ra thì không thể thu hồi lại được. Cổ nhân nói: “Vui không thể vui đến cực điểm”. Bởi vì khi con người ở vào cực độ của vui thì “tuyến phòng ngự” của tâm lý sẽ không còn. Thông thường sẽ không giữ được miệng mà nói những lời làm tổn thương người khác hoặc những lời không phù hợp, dẫn đến hối ḟếc không kịp.
3. Lúc bị kinh động dễ đánh mất trạng thái
Con người khi bị kinh động bởi một việc nào đó thì dễ dàng đánh mất trạng thái của bản thân. Muốn luôn luôn giữ được trạng thái dáng vẻ của mình, phải luôn luôn bảo trì được tâm bình an. Người xưa nói, không quan tâm hơn thua, núi Thái Sơn sụp đổ trước mắt mà sắc mặt không đổi, tư tưởng, nhân tâm bất động…Đây đều là muốn nói cho mọi người biết rằng phải tu dưỡng một tâm ổn định, bình thản, hờ hững đối mặt với những vinh nhục, những biến cố trong cuộc đời.
4. Lúc buồn đau dễ bị mất nhan sắc, tinh thần
Nhan ở đây không chỉ là dáng vẻ bề ngoài mà còn chỉ trạng thái ḟnh thần. Cho nên, khi đối mặt với đủ loại buồn đau trong cuộc đời cần ḟết chế, suy nghĩ ḡch cực hướng về phía trước, đừng để ḟnh thần suy sụp không vực dậy được. Trung y cho rằng, đau buồn có thể làm tổn hại đến sức khỏe. Biểu hiện là sắc mặt thảm đạm, thê lương, thần khí không đủ, làm suy giảm nội tạng của bản thân.
5. Sợ quá dễ bị mất khí tiết
Khi bị quá sợ hãi, bị sợ hãi trấn áp nội tâm của bản thân thì sẽ dễ đánh mất nguyên tắc và lập trường của bản thân mình. Từ đó mà không thể Ḡm ra được lựa chọn chính xác và không cách nào giải quyết được vấn đề.
6. “Nói khoác” quá dễ đánh mất lòng tin
Người xưa có câu: “Đừng dễ dàng đem lời nói ra miệng!” Bởi vì họ quan niệm rằng, một khi lời đã nói ra khỏi miệng rồi mà không làm được thì là một việc rất đáng xấu hổ. Một người mà tùy ḟện hứa hẹn, tùy ḟện nhận lời nhưng khả năng lại không thể hoàn thành được thì sẽ đánh mất lòng ḟn ở người khác.
7. Chất chứa nhiều thì ắt sẽ mất mát nhiều
Người chất chứa quá nhiều dục vọng danh lợi thì nhất định sẽ phải lao tâm lao lực, hao tổn ḟnh thần, kết quả cái mất đi sẽ càng lớn. Người tham lợi lộc nhất định sẽ yêu thích vật phẩm quý giá, nhưng khi chất chứa càng nhiều những vật phẩm quý giá thì lại khiến cho người oán giận, đố kỵ càng nhiều lên, kết quả sẽ khiến bản thân bị tai họa bất ngờ. Sống trên đời, danh lợi, tài phú thực sự là vật ngoại thân. Đừng vì quá truy đuổi những điều này mà làm nguy hại bản thân. Như vậy chính là “bỏ gốc lấy ngọn”, “cái được không bù nổi cái mất”.
8. Lúc tức giận dễ bị thất lễ
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như tức giận với người nhà, bạn bè, mọi người khác thì không chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ Ḡnh cảm giữa hai người mà còn làm tổn hại lớn đến sức khỏe của bản thân. Thời điểm tức giận, mọi người thường quên mất hạn độ mà làm ra những việc thất lễ và hối hận. Vì vậy, mỗi người nên học cách tự kiềm chế bản thân mình, bình ḥnh trước mọi sự việc xảy ra.
9. Đừng quá coi thường mà dạy dỗ người khác
Không nên nói rằng ai tu luyện tốt hay không tốt. Tu hành là việc cá nhân, người khác chính là một cái gương phản chiếu chính cái thiếu sót trong tu luyện của bản thân mình.
10. Say mê quá dễ bị mất đức
Điều này xảy ra ở cả lời nói và hành vi. Nếu một người quá say mê điều gì đó, thì lời nói của họ sẽ có phần dối trá, xiên xẹo, hành vi sẽ thường khác người và đi quá giới hạn, gây ra những việc mất đức.
11. Dục vọng nhiều quá dễ bị mất mạng
Quá nhiều dục vọng sẽ làm bại hoại thân thể, thậm chí vì vậy mà bị mất mạng |
Lão Tử nói: “Ngũ sắc sẽ làm cho mắt bị mù, ngũ âm sẽ làm cho tai bị điếc, ngũ vị sẽ làm cho lưỡi bị tê, rong ruổi săn bắn sẽ khiến lòng người phát cuồng, của cải khó được khiến người bị tai hại.” Điều này nói cho chúng ta biết rằng, quá nhiều dục vọng sẽ làm bại hoại thân thể, thậm chí vì vậy mà bị mất mạng. Biển chứa trăm sông, có dung nạp nên thành to lớn, không muốn lại được. Một người khi khống chế được dục vọng (sự thèm muốn, ham muốn) của bản thân thì trí tuệ được khai sáng và mạnh mẽ hơn rất nhiều
12. Đừng đánh giá thấp người khác
Núi dẫu không nói rõ độ cao của mình, thì độ cao của nó cũng không hề bị ảnh hưởng; biển không nói rõ độ sâu của mình, thì việc dung nạp trăm sông đổ dồn về nó cũng không có gì là trở ngại; mặt đất dẫu không nói rõ độ dày của mình, thì cũng không có ai có thể thay thế nó làm chỗ dựa cho vạn vật được… Đừng đánh giá thấp bất kể ai, bạn không có nhiều khán giả, đừng mệt mỏi như vậy.
Phật dạy: Làm giàu như thế nào để không mất phước báu?
(Xi nhan) – (Phunutoday) – Việc thành bại trong kinh doanh không chỉ do kinh nghiệm,do linh hoạt, nhìn xa trông rộng…mà còn có yếu tố quan trọng là thiện tâm và phước bá |
Ý nghĩa 7 bước chân và câu nói của Đức Phật khi mới chào đời
(Xi nhan) – (Phunutoday) – Theo Phật dạy muốn có nghiệp báo tốt nên làm điều tốt xuất phát tâm mà ra, “cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp”. |