5 bí quyết vàng nuôi dạy con thành đạt trong tương lai
Thứ nhất: Dạy cho trẻ nhận ra giá trị của đồng tiền
Đối với trẻ con, bắt trẻ nhận thức về giá trị của đồng tiền e rằng rất khó, vì nhận thức của trẻ còn rất non nớt để tiếp thu. Thay vào đó, cha mẹ có thể giúp trẻ nhận ra giá trị của đồng tiền thông qua lao động. Tức là để trẻ ý thức được muốn có tiền phải lao động.
Ngày nay, cha mẹ thường có thói quen chu cấp cho trẻ hoàn toàn, khiến trẻ có tâm lý ỷ lại, lười làm việc, không chịu phấn đấu. Cha mẹ cần dạy cho trẻ hiểu được những khó khăn để kiếm được tiền. Khi trẻ nhỏ, bạn có thể ra điều kiện với trẻ như trẻ phải quét dọn lau nhà, hay phụ mẹ làm bếp thì mới cho tiền trẻ, như thế trẻ sẽ biết được giá trị của đồng tiền hơn.
Thứ hai: Làm chủ bản thân
Làm chủ bản thân cũng có nghĩa là trẻ biết tự chịu trách nhiệm với những hành động, cảm xúc của mình. Kết quả của thói quen này là bé tự tin và luôn cố gắng hết sức trong những việc mình làm. Bé biết làm chủ hành vi, cảm xúc và thái độ của mình, không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Bé biết vâng lời và làm việc tốt, ngay cả khi không có ai giám sát.
Cha mẹ có thể giúp con rèn thói quen này bằng những việc làm cụ thể như dạy con biết xin lỗi khi sai, dạy con biết làm những việc phục vụ bản thân mình… và khuyến khích con làm một việc gì đó mà trước đây con vẫn sợ.
Ảnh minh họa |
Thứ ba: Dạy trẻ cách tiết kiệm
Khi cho trẻ một khoản tiền để chi tiêu, hãy luôn nhắc nhở trẻ về việc tiết kiệm. Hãy cùng con xem lại số tiền tiết kiệm được mỗi tháng để chúng thấy được sức mạnh của sự tích cóp. Giải thích với con rằng tiết kiệm tiền là một cách để có được những điều thú vị như đi dã ngoại, đi du lịch những nơi yêu thích. Dạy cho trẻ từ nhỏ về đức tính này, sẽ giúp trẻ có ý thức sau khi lớn lên, bởi lẽ, không có người nào thành công nếu cứ “vung tay quá trán” cả.
Thứ tư: Học cách lắng nghe và biết chia sẻ
Nhu cầu lớn nhất trong sâu thẳm của mỗi người chính là được thấu hiểu. Hãy giúp bé biết lắng nghe và để ý đến cảm xúc của người khác. Dạy bé biết tôn trọng quan điểm của người khác, kể cả khi nó không giống với quan điểm của bé. Dạy bé chịu mở lòng chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn.
Thực tế, nhiều người không lắng nghe để hiểu mà lắng nghe để đối đáp và áp đặt. Ngay cả chính cha mẹ cũng vậy. Lắng nghe áp đặt sẽ khó tìm ra tiếng nói chung, còn lắng nghe thấu hiểu giúp ta dễ tìm được giải pháp giải quyết vấn đề hơn.
Bài tập dành cho bé: Hãy thử không nói trong một tiếng đồng hồ và quan sát xem những người xung quanh như thế nào/ Hãy nói ai là người con thích nói chuyện cùng nhất, vì sao?…
Thứ năm: Dạy trẻ học cách chăm sóc bản thân mình
Dạy bé biết chăm sóc bản thân mình bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập đầy đủ và đúng giờ. Dạy bé biết cân bằng thời gian giữa việc học, việc chơi, gia đình, bạn bè… Từ đó, bé luôn nỗ lực làm mới bản thân bằng cách không ngừng học hỏi cái hay, cái mới.
Nếu ba thói quen đầu tiên giúp trẻ độc lập, không phụ thuộc vào người khác thì ba thói quen tiếp theo giúp bé có khả năng hòa đồng với xung quanh và thành công trong môi trường tập thể. Riêng thói quen thứ 7 có ý nghĩa bao trùm tất cả.
Tuy nhiên, việc rèn giũa bản thân không hề dễ dàng, với không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn. Chúng ta thường cảm thấy mệt khi thấy có nhiều thứ phải làm, phải thay đổi. “Một nghìn nhát búa bổ vào cành lá không bằng một nhát vào gốc rễ”, vì thế hãy thay đổi những cái căn bản nhất.
Pax Thiên: Từ trại trẻ mồ côi tới thảm đỏ Hollywood
(Xi nhan) – (Phunutoday) – Từ chuyến gặp gỡ định mệnh sau lần cặp đôi Jolie – Pitt đến thăm Việt Nam. Cuộc đời cậu bé Phạm Quang Sáng đã hoàn toàn bước sang trang mới. |