Thành phần trong lạc
Nhân lạc có các chất đạm, béo, amino acid, lecithin, purine, canxi, phosphore, sắt. Chất lysine trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp tăng trí tuệ của trẻ em. Acid glutamic và acid aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy.
Vitamin E, Cephalin và Lecithin có trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol trong gan thành bile acid và tăng cường sự bài tiết chúng, giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển, ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da.
Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng chống sự hòa tan của fibrin, thúc đẩy công năng tạo tiểu cầu của tủy xương, rút ngắn thời gian chảy máu, do đó có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, chất beta-stosterol có tác dụng hạ mỡ máu.
Theo Đông y thì lạc tính bình, vị ngọt. Nhân lạc có tác dụng dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, chủ trị các chứng bệnh như ho, thở gấp, người có thai bị phù, sản phụ thiếu sữa, người bị loét dạ dày và hành tá tràng, thiếu máu… Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng lương huyết. Dầu lạc có tác dụng nhuận tràng, chủ trị các chứng bệnh tắc do giun đũa, khô táo ruột, bí đại tiện, nhau thai không ra, bỏng… Tuy nhiên, dó chứa quá nhiều vitamin nên có rất nhiều người khi bị bệnh không thể ăn được lạc.
Những người không nên ăn lạc
Người bị bệnh gút: Nguyên nhân gây bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu. Nếu ăn chế độ nhiều chất béo sẽ làm lượng uric trong máu tăng khiến bệnh nặng hơn. Trong khi đó lạc lại chứa nhiều protein, chất dầu vì vậy nếu ăn lạc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, khiến bệnh nặng hơn.
Người bị tiểu đường: Theo các nhà nghiên cứu, trong 18 hạt lạc có khoảng 10 g calories, tương đương một muỗng dầu. Do đó, người bị tiểu đường không nên ăn lạc vì có thể sẽ khó kiểm soát tổng năng lượng đã ăn trong ngày.
Người có cơ địa dị ứng: Mặc dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lạc lại là một trong những thực phẩm “cấm chỉ định’ đối với những người có cơ địa dị ứng.
Người bị bốc hỏa, nóng trong: Theo đông y, lạc có tính nóng, do đó những người viêm khoang miệng, viêm lưỡi, mũi hay chảy máu cam, hay mụn nhọt… nếu ăn nhiều lạc sẽ tăng nóng trong, làm bệnh nặng hơn.
Những muốn giảm béo: Lạc giàu chất béo, giàu năng lượng, chỉ cần ăn 100 g lạc, cơ thể sẽ nhận được 581 kc năng lượng. Nếu bạn đang giảm béo, không nên ăn lạc.
Phụ nữ mang thai: Một nghiên cứu tại Bệnh viện Sainte Justine (Canada) đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ ăn lạc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác. Nếu phụ nữ cho con bú ăn lạc cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh trẻ em ở những em bé này.
Lưu ý: Tuyệt đối không được ăn lạc mốc. Vì trong lạc mốc có chứa mầm mống của chất gây ung thư, chất độc, nấm mốc có hại cho sức khỏe của bạn. Khi ăn phải những hạt lạc có mùi lạ, mùi hắc, vị chua,…nên loại bỏ ngay.