Đau đẻ đến nỗi ” không diễn tả được bằng lời”
Theo số liệu khoa học, cơ thể con người chịu đựng được tối đa 45 đơn vị đau (del unit). Nhưng khi phụ nữ đẻ thường, người mẹ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc. Phải công nhận, con số này đã cho thấy sức chịu đựng của phụ nữ thật là phi thường! Chẳng hạn bạn không sinh con thì cả cuộc đời bạn sẽ không có trải nghiệm cơn đau nào tương tự như thế.
Một người mẹ trẻ thậm chí tuyên bố rằng: ““Em thề sẽ không đẻ thêm một lần nào nữa. Đau đẻ thật là kinh khủng, chưa bao giờ em đau đến thế. 3 ngày ròng rã chịu đựng cơn đau con trai mới chịu chào đời. Không biết nó giống ai mà lì lợm thế”.
Tuy nhiên, mỗi người đều có cá thể riêng biệt chính vì vậy việc đau đẻ cũng không ai giống ai. Có không ít mẹ bầu phải vật vã như thể “chết đi sống lại” với cơn đau chuyển dạ. Nhưng cũng có những người trải qua quá trình sinh nở dễ dàng.
Chuyển dạ tại sao lại đau đến như vậy?
Tử cung của mẹ phải hoạt động rất nhiều khi chuyển dạ. Các cơ bắp và sự đàn hồi của bộ phận này sẽ đẩy em bé ra ngoài. Chuyển dạ bắt đầu khi tử cung co lại và cổ tử cung mở ra. Qua từng cơn co thắt, tử cung của mẹ sẽ ép bé sâu xuống xương chậu.
Trong suốt cơn co thắt, các cơ bắp ở tử cung rất mạnh mẽ và mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận thấy ở bên ngoài cơ thể, bụng của mẹ cứng lại trong khi co thắt và mềm ra khi cơn co thắt kết thúc. Tất cả quá trình ép, uốn và đẩy này rất đau. Để dễ liên tưởng hơn, mẹ có thể tưởng tượng rằng ‘tất cả các cơ bắp ở cánh tay, lưng và chân sẽ bị quá tải như thế nào khi mẹ cố gắng đẩy một chiếc xe oto lên trên dốc’.
Quá trình chuyển dạ tiếp diễn, các cơn co thắt sẽ đến gần hơn và kéo dài hơn, càng làm mẹ đau hơn nữa. Trong suốt giai đoạn thứ 2 của quá trình chuyển dạ, tử cung của mẹ sẽ được hỗ trợ đôi chút. Mẹ bầu còn thấy toàn thân đau ghê gớm đặc biệt là vùng xương chậu, lưng, tầng sinh môn, bàng quang và ruột. Tất cả những bộ phần này sẽ “nhồi” để cơn đau thêm mạnh mẽ hơn, chuẩn bị cho quá trình bé chào đời.
Tham gia các lớp học tiền sản
Bà bầu có thể tham gia các lớp học tiền sản để biết những gì có thể xảy ra trong lúc vượt cạn. Mẹ bầu sẽ được hướng dẫn những bài tập thở, thư giãn, cũng như cách thở rặn đẻ để sinh nở dễ dàng hơn. Việc tập thở đúng nhịp đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển dạ để giúp mẹ bầu giữ sức và sinh con dễ dàng.
Gây tê ngoài màng cứng
Trong những trường hợp xấu, nếu không thể chịu đựng được cơn đau, chị em có thể lựa chọn phương pháp đẻ không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng hoặc đẻ mổ.
Tuy nhiên những phương pháp này không được khuyến khích vì sinh thường vẫn tốt nhất cho mẹ và bé.