Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
1. Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật.
Thời điểm bắt đầu ăn dặm ở Nhật là khi bé được 5 tháng tuổi.
-Giai đoạn 1: từ 5 đến 6 tháng tuổi.
Giai đoạn chủ yếu là tập cho bé làm quen ăn bằng muỗng và các loại thức ăn khác ngoài sữa.Thức ăn được chế biến thành dạng bột lỏng, sánh mịn.-Giai đoạn 2: từ 7 đến 8 tháng tuổi.
Giai đoạn này bé dùng lưỡi để đẩy thức ăn vào và nuốt.Thức ăn được ninh mềm, nghiền sơ và sánh.-Giai đoạn 3: từ 9 đến 11 tháng tuổi.
Giai đoạn này bé bắt đầu biết nhai bằng lợi, bé cũng có thể tự bốc ăn.Thức ăn được ninh mềm, làm tơi, thái nhỏ.-Giai đoạn 4: từ 12 đến 15 tháng tuổi.
Giai đoạn này bé đang tập nhai bằng răng và lợi.Thức ăn vẫn mềm nhưng lượng thức ăn và độ đậm đặc được tăng lên.
2. Thời gian biểu cho bé ăn dặm.
Trẻ ăn từ 1-2 bữa/ ngày ở giai đoạn 1, từ 2-3 bữa/ngày ở giai đoạn 2 và 3; 6 bữa/ngày ở giai đoạn 4. Sữa là nguồn thức ăn chính và được cho bú thường xuyên, riêng giai đoạn cuối thì thức ăn dặm là chủ yếu.
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà mỗi bé sẽ có thời điểm ăn khác nhau, tuy nhiên nếu muốn áp dụng thời gian biểu ăn dặm kiểu Nhật bạn có thể tham khảo bảng dưới đây.
Ngoài ra, sau bữa ăn dặm nếu bé vẫn chưa no, bạn có thể cho bú thêm sữa.
3. Lượng thức ăn cho mỗi bữa.
Các bữa ăn dặm kiểu Nhật chủ yếu là cháo và thức ăn được nấu riêng.
* Trong 3 tuần đầu tiên:
2 ngày đầu tiên: 1 muỗng cháo (5ml).3 ngày tiếp theo: 2 muỗng cháo (10ml).3 ngày tiếp theo: 3 muỗng cháo (15 ml).7 ngày tiếp theo: 4 muỗng cháo (20ml).Những ngày tiếp theo: 5 muỗng cháo (25ml).*Những tuần tiếp theo:
Giai đoạn 1, 2: mỗi bữa, bé chỉ nên ăn cháo với một loại thức ăn.Giai đoạn 3,4: mỗi bữa, bé ăn cháo với 2-3 loại thức ăn.Ngoài ra, tùy vào khả năng ăn của bé tại mỗi thời điểm, bạn có thể linh hoạt cho bé ăn nhiều hơn hoặc ít hơn mà không nhất thiết phải cố định như bảng biểu dưới đây.
4. Các loại thực phẩm trong bữa ăn dặm kiểu Nhật.
-Giai đoạn 1 : bạn chỉ nên cho bé ăn cháo loãng. Vào cuối tháng, bạn có thể cho bé nếm thử 1 số loại như: bánh mì, khoai lang, khoai tây, chuối, đậu hũ, táo, bí đỏ, bắp cải.
-Giai đoạn 2 : cháo + một loại thức ăn trong mỗi bữa. Ngoài những thực phẩm đã ăn được từ tháng trước, bạn có thể cho bé ăn thử thêm: lòng đỏ trứng, cá, thịt gà, bột nếp, sữa chua, phô mai, cà chua, cà rốt, củ cải, rau cải ngọt, cam, hành tây, dâu.
-Giai đoạn 3 : cháo (hoặc bánh mì, bột ngũ cốc, bột yến mạch) + khoảng 2-3 loại thức ăn mỗi bữa. Bé đã có thể ăn thêm: gan, thịt lợn, thịt bò, lòng trắng trứng, nấm, sò, tôm và một số trái cây khác.
-Giai đoạn 4 : giai đoạn này bé bắt đầu cai sữa, thức ăn được đa dạng và nhiều hơn trước.
5. Các nguyên tắc khi ăn dặm kiểu Nhật.
Nấu riêng mỗi loại thức ăn để cho bé biết được mùi vị mỗi loại và biết được bé thích món gì, không thích món gì.Khi bé biết ngồi thì cho bé ngồi ăn một chỗ cùng với gia đình để tạo thói quen tốt cho bé.Tạo cơ hội cho bé tự lập bằng cách tự bốc ăn hoặc cầm thìa để ăn dù điều này làm thời gian ăn tăng lên và rơi vãi xung quanh làm mẹ phải dọn dẹp.Không nêm gia vị vào thức ăn.Không ép trẻ ăn, nếu trẻ không muốn ăn, hãy ngừng nấu món đó một vài ngày và nấu món khác bé thích hoặc dễ ăn hơn.Người Nhật thường dùng nước dashi (rong biển) và nước rau luộc để cho cháo hoặc chế biến cùng các loại thức ăn khác. Vừa tăng lượng vitamin vừa mang lại vị ngọt tự nhiên. Ở Nhật, thức ăn dặm làm sẵn được bày bán ở mọi nơi, nó vừa đa dạng, ngon miệng mà lại rất an toàn, tiện dụng. Do vậy, khi chúng ta áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này với bé nhà mình thường khá tốn nhiều thời gian và công sức vì ở Việt Nam không có sẵn.
Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không thể, nếu bạn thấy phương pháp này hiệu quả thì hãy lập kế hoạch áp dụng ngay từ bây giờ. Chúc bạn thành công và hãy chia sẻ kinh nghiệm với những người mẹ khác nhé.