Sa dây rốn (dây nhau) là một cấp cứu hàng đầu vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông hoặc do khi bị sa ra ngoài âm đạo, việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ do co thắt của các mạch máu dây rốn. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Vậy sa dây rốn là gì?
Dây rốn đảm nhận chức năng quan trọng đó là vận chuyển dinh dưỡng và oxy nuôi thai nhi. Khi dây rốn bị sa tức là cuống rốn ở trước ngôi thai. Tình trạng này dễ dẫn đến hai trường hợp:– Một là dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu và ngôi thai.– Hai là bị rơi ra ngoài âm đạo, tiếp xúc với môi trường không khí, dẫn đến các cơn co thắt.Cả hai trường hợp này đều ảnh hưởng tới quá trình cung cấp oxy khiến thai nhi bị suy cấp tính.
Nguyên nhân dẫn đến sa dây rốn
Về phía mẹ: Những người đẻ nhiều lần nên ngôi thai bình chỉnh không tốt gây các ngôi bất thường; khung chậu hẹp, méo; có khối u tiền đạo.
Về phía phần phụ của thai: Đa ối làm ối căng quá mức, có thể vỡ đột ngột kéo dây rốn sa theo; dây rốn dài bất thường; rau bám thấp.
Sa dây rốn diễn biến như nào?
Sa dây rốn là biến chứng thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ (thai khoảng hơn 38 tuần). Hiện tượng này dễ gây suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ. Vì thế, khi phát hiện sản phụ mắc sa dây rốn, cần được cấp cứu kịp thời trong vòng 30 phút thì may ra mới cứu được trẻ.
Những mẹ bầu có khả năng dễ bị sa dây rốn
Những biểu hiện làm tăng nguy cơ bị sa dây rốn như:
Đa ối:
Quá nhiều nước ối khiến em bé nổi lên trên vành cổ tử cung, làm cho dây rốn bị sa xuống.
Ngôi thai bất thường:
Ngôi thai thuận lợi nhất là ngôi đầu (đầu em bé chúc xuống cổ tử cung). Các ngôi thai khác như ngôi mông, ngôi ngang…đều có thể khiến dây rốn bị sa xuống trước.
Vỡ ối sớm:
Vỡ ối sớm trước cơn chuyển dạ cũng đẩy dây rốn xuống phía trên đầu của bé.
Mang đa thai:
Khi mang đa thai, không gian trong tử cung có thể chật chội so với bé, khiến dây rốn bị sa.
Các mẹ bầu cần làm gì?
Khi các mẹ bầu cảm thấy sự bất thường thì hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức và thông báo khẩn cấp cho cán bộ y tế về tình trạng mắc sa dây rốn. Không cố gắng đẩy dây rốn trở lại, tránh ăn uống trước khi sinh vì xác suất phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con rất cao.
Trong khi chờ xe cấp cứu đến, để giảm rủi ro cho việc dây rốn bị chèn ép quá nhiều, các mẹ bầu nên duy trì ở tư thế úp mặt xuống sàn nhà với đầu gối quỳ gập, khuỷu tay và bàn tay úp sát sàn nhà, không được rặn…